Học sinh Trường cao đẳng Than-Khoáng sản Việt Nam tham quan thực tế hiện trường sản xuất tại Công ty Than Mạo Khê-TKV.

Giải “bài toán” nguồn nhân lực khai thác than hầm lò

Hằng năm, các đơn vị khai thác than hầm lò của Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) cần tuyển dụng hơn 4.000 lao động, chủ yếu là thợ lò để phục vụ sản xuất, bổ sung cho số công nhân nghỉ hưu và nghỉ việc. Nhu cầu nhân lực rất lớn, nhưng trên thực tế, TKV vẫn luôn phải cạnh tranh nguồn lao động các ngành, nghề ở khu công nghiệp.
Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc chủ trì Phiên thảo luận số 4 với chủ đề Đầu tư vào con người - Kiến tạo đội ngũ cho nền kinh tế tương lai. (Ảnh: DUY LINH)

Phát triển nguồn nhân lực xanh: Động lực then chốt cho tăng trưởng bền vững

Trong bối cảnh các quốc gia đang tích cực thúc đẩy chuyển đổi xanh, nhu cầu về một lực lượng lao động có trình độ, kỹ năng và tư duy xanh, bền vững trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Theo các chuyên gia, đầu tư cho giáo dục và đào tạo nhân lực xanh không chỉ là một yêu cầu trước mắt, mà còn là chiến lược lâu dài để bảo đảm tăng trưởng bao trùm và bền vững trong tương lai.
Tọa đàm khoa học với chủ đề “Việt Nam thịnh vượng trong kỷ nguyên mới”.

Đổi mới sáng tạo - Chìa khóa cho Việt Nam thịnh vượng trong kỷ nguyên mới

Tọa đàm khoa học với chủ đề “Việt Nam thịnh vượng trong kỷ nguyên mới” kết nối các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp nhằm thảo luận mô hình kinh tế mới, cải cách cơ cấu và chiến lược tăng trưởng dựa trên đổi mới sáng tạo, đưa Việt Nam tiến tới sự thịnh vượng bền vững và bao trùm trong kỷ nguyên mới.
Người lao động tư vấn việc làm tại doanh nghiệp.

Trong 4 năm, thành phố Cần Thơ có gần 1.200 cán bộ nghỉ việc

Sở Nội vụ thành phố Cần Thơ cho biết, trong giai đoạn 2021-2024, đã có 1.194 trường hợp cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc. Đa số xuất phát từ nguyên nhân tiền lương, tiền công thấp nên nhiều công chức, viên chức xin thôi việc để tìm kiếm công việc mới có thu nhập cao hơn.
Sinh viên tìm hiểu, nghiên cứu mô hình trồng nấm vân chi đỏ tại Trường đại học Đồng Tháp. (Ảnh Trường đại học Đồng Tháp cung cấp)

Đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp công nghệ cao

Đồng Tháp là tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp. Do đó, đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao để phát triển nền nông nghiệp là yêu cầu cấp bách, là thách thức lớn đang đặt ra đối với địa phương. Nguồn nhân lực này còn giúp địa phương phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân.
Các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên) tham gia Dự án 585 thăm khám cho bệnh nhân.

Chuẩn bị nguồn nhân lực y tế dự phòng khi bỏ cấp huyện

Nâng cao năng lực y tế dự phòng, tập trung phát triển nguồn nhân lực y tế cơ sở, cần có kế hoạch ứng phó với tình trạng già hóa dân số ngày càng tăng, bảo đảm chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới là những thách thức của ngành tế trước bối cảnh sắp xếp lại địa giới hành chính, bỏ cấp huyện sẽ có thể tạo ra những thay đổi trong hệ thống y tế.
[Infographics] Phát triển nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn

[Infographics] Phát triển nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn

Việt Nam hướng tới mục tiêu đến năm 2030 phát triển đội ngũ nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn có chất lượng, trong đó đào tạo được ít nhất 50.000 nhân lực có trình độ từ đại học trở lên phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn; Đến năm 2050, có đội ngũ nhân lực mạnh, gia nhập vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu, đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam cả về chất lượng và số lượng.
Một góc thành phố Cần Thơ. (Ảnh: NGUYỄN HỮU THÀNH)

Chủ động, sáng tạo “trên chính mảnh đất của mình”

LTS - Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và một số nội dung quan trọng, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: “Bây giờ là lúc phải hành động. Trên cơ sở chủ trương, chính sách chung của Đảng, Nhà nước và sự điều tiết của Trung ương, các địa phương phải trăn trở, suy nghĩ “trên chính mảnh đất của mình”, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo để phát triển; từng cơ quan, đơn vị, địa phương phải đặt ra mục tiêu phấn đấu cụ thể để đóng góp vào hoàn thành mục tiêu chung của đất nước”. Các tỉnh, thành phố đang đứng trước đòi hỏi phải tạo nên được động lực mới cho phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho người dân.
Dây chuyền lắp ráp xe máy của Công ty Honda tại Khu công nghiệp Đồng Văn II.

Hà Nam: Nâng cao chất lượng dịch vụ trong các khu công nghiệp để thu hút đầu tư

Khu công nghiệp đã trở thành hạt nhân quan trọng trong phát triển kinh tế của nhiều tỉnh thành tại Việt Nam, trong đó tỉnh Hà Nam là một điển hình. Việc nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ doanh nghiệp trong khu công nghiệp không chỉ bảo đảm sự ổn định trong hoạt động sản xuất, kinh doanh mà còn góp phần thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.
Khai trương Sàn thương mại điện tử tại Hà Nam.

Phát triển thương mại điện tử - Cơ hội và thách thức từ nguồn nhân lực

Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và xu hướng số hóa toàn cầu, thương mại điện tử (TMĐT) ngày càng trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương. Tại Hà Nam, TMĐT đang chứng kiến sự phát triển tích cực nhưng đồng thời cũng đối mặt với không ít thách thức, đặc biệt là vấn đề nguồn nhân lực.
Các đại biểu dự hội thảo khoa học “Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao …”

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Sáng 13/12, tại Hải Dương, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, Tỉnh ủy Hải Dương tổ chức Hội thảo khoa học “Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới”.
Hướng dẫn viên du lịch lịch giới thiệu đến khách du lịch về lịch sử, văn hóa Đền Lảnh Giang, thị xã Duy Tiên.

Hà Nam quan tâm phát triển nguồn nhân lực du lịch

Tỉnh Hà Nam hiện có một khu du lịch, 12 điểm du lịch được công nhận; năm khu, điểm du lịch được quy hoạch là khu, điểm du lịch trọng điểm. Hệ thống nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí cao cấp được đầu tư xây dựng bảo đảm đủ nhu cầu lưu trú của các đối tượng khách du lịch, với tổng số gần 4.000 phòng đạt tiêu chuẩn và gần 30 doanh nghiệp lữ hành, vận chuyển khách du lịch hoạt động ổn định. Đội ngũ cán bộ, nhân viên phục vụ trong các cơ sở kinh doanh du lịch ngày càng tăng nhanh về số lượng, nâng cao về chất lượng đáp ứng yêu cầu của khách du lịch.
PGS.TS. Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ Giáo dục- Đào tạo; GS.TS. Lê Quân, Giám đốc Đại học Quốc Gia Hà Nội; TS. Hồ Kỳ Minh, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng; GS.TSKH. Bùi Văn Ga - Nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo và PGS.TS. Nguyễn Ngọc Vũ, Giám đốc Đại học Đà Nẵng, đồng chủ trì hội thảo. (Ảnh: ANH ĐÀO)

Vai trò nòng cốt của Đại học Đà Nẵng trong gắn kết, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho toàn vùng

Ngày 15/11, Đại học Đà Nẵng tổ chức Hội thảo gắn kết trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ. Hội thảo nhằm góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương của Đảng và nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Quang cảnh hội thảo.

Nâng cao trình độ nguồn nhân lực du lịch văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Ngày 30/10, tại Trung tâm Không gian văn hóa Khê Cốc, khu Di sản thế giới Tràng An (tỉnh Ninh Bình), Liên chi hội Đào tạo du lịch Việt Nam cùng Dự án "Vườn ươm Tài năng văn hóa du lịch", các tổ chức trong ngành du lịch, đối tác quốc tế đã phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề "Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực du lịch văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế".
Hoạt động sản xuất tại Công ty TNHH Datalogic Việt Nam, Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.

Kiến tạo động lực cho tăng trưởng bền vững

Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía nam luôn sẵn sàng hợp tác với cộng đồng doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhằm giải quyết các khó khăn và lắng nghe những đóng góp từ phía doanh nghiệp. Qua đó, cam kết tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút các nhà đầu tư chiến lược, dài hạn vào Vùng kinh tế trọng điểm phía nam.