Đến hết ngày 28/3, cả nước đã hỗ trợ xóa hơn 168.000 nhà tạm, nhà dột nát. Trên bình diện toàn quốc, trong tuần qua đã tăng khoảng 11.000 căn nhà hoàn thành và xây mới.
Ngày 21/3, tỉnh Sóc Trăng tổ chức Lễ phát động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công thuộc chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn năm 2025.
Chiều 17/3, tại xã Lìa, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, Bộ Công an phối hợp tỉnh Quảng Trị và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tổ chức bàn giao nhà mẫu, khởi công xây dựng nhà ở cho người nghèo tại hai huyện Đakrông và Hướng Hóa.
Hưởng ứng phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước" do Thủ tướng Chính phủ phát động, thời gian qua, tỉnh Nghệ An thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, đa dạng hóa nguồn lực và đạt được những kết quả nổi bật, quan trọng. Tỉnh chỉ đạo quyết liệt các cấp, ngành, địa phương nỗ lực, phấn đấu hoàn thành việc xóa hơn 9.200 nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trước ngày 31/8.
Tính đến ngày 14/2, các địa phương đã hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát được hơn 106.000 căn, gần hơn với mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát vào cuối năm 2025.
Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ Trung ương đến địa phương đã vận động cùng với hỗ trợ của ngân sách Nhà nước tặng các hộ nghèo, cận nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với gần 7,9 triệu suất quà, trị giá hơn 4.742 tỷ đồng.
Đã thành thông lệ hằng năm, mỗi dịp Tết đến Xuân về, doanh nhân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình đều nhiệt tình góp sức, góp của trao tặng trực tiếp, hoặc thông qua Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh đi tặng những suất quà Tết ý nghĩa đến những người có hoàn cảnh khó khăn và người nghèo.
Ngày 21/1, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thông tin về kế hoạch tổ chức chăm lo cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Ngày 17/1, Hội Chữ thập đỏ thành phố Đà Nẵng phối hợp cùng Coca-Cola Việt Nam tổ chức Chương trình "Chợ Tết 0 đồng" dành cho 1.000 hộ dân được hưởng lợi.
Sáng 12/1, tại xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang, tiếp tục chuyến công tác tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác Trung ương đã về thăm, tặng quà Tết các gia đình chính sách, người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang có hoàn cảnh khó khăn.
Hưởng ứng phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo-không để ai bị bỏ lại phía sau” và hướng tới các hoạt động ý nghĩa “Tết vì người nghèo” nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Agribank phát huy vai trò, trách nhiệm của “Ngân hàng vì cộng đồng” dành hơn 100 tỷ đồng triển khai chương trình an sinh xã hội “Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Tết Ất Tỵ năm 2025”.
Hội Chữ thập đỏ thành phố Đà Nẵng phấn đấu chăm lo, hỗ trợ 18.000 hộ/người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người dễ bị tổn thương với tổng giá trị đạt 5 tỷ đồng trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Bình Phước là tỉnh có 41 dân tộc anh em sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 20% số dân của tỉnh. Những năm gần đây, Bình Phước ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, bình quân mỗi năm tỉnh giảm hơn 2.000 hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều, trong đó giảm 1.000 hộ nghèo dân tộc thiểu số.
Hàng trăm phần quà ý nghĩa được cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk và các đơn vị đồng hành, tài trợ đã trao đến tận tay các gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở xã biên giới Ia Lốp, huyện Ea Súp, một trong bốn xã biên giới còn khó khăn nhất hiện nay của tỉnh Đắk Lắk, góp phần giúp nhân dân vui Xuân, đón Tết đầm ấm.
Chiến dịch “Gửi quà góp Tết” là một hoạt động nằm trong khuôn khổ Phong trào “Tết nhân ái”, được tổ chức thường niên bởi Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. Mục tiêu của Chiến dịch là mang đến sự hỗ trợ vật chất, tinh thần cho những người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn và các nhóm dễ bị tổn thương, giúp họ có một cái Tết đầy đủ, ấm áp.
Chiều 30/12, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Chữ thập đỏ tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2022-2027.
Thực hiện phong trào thi đua “Vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”, phát huy truyền thống tương thân, tương ái, “lá lành đùm lá rách”, Bình Phước quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát vào năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ phát động.
Chiều 23/12, tại xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị, Bộ Công an phối hợp tỉnh Quảng Trị tổ chức lễ khánh thành, bàn giao 200 căn nhà tặng người nghèo, người có khó khăn về nhà ở tại huyện Đakrông và Hướng Hóa.
Sáng 13/12, tại huyện Hòa Vang (thành phố Đà Nẵng), Hội Chữ thập đỏ thành phố Đà Nẵng phối hợp với Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố Đà Nẵng tổ chức chương trình trao tặng 111 địa chỉ nhân đạo cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn tại 11 xã thuộc huyện Hòa Vang.
Ngày 11/12, tại thành phố Cần Thơ, diễn ra hội nghị tổng kết công tác Mặt trận Cụm thi đua 5 thành phố trực thuộc Trung ương năm 2024. Đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, chỉ đạo hội nghị.
Chiều 8/12 tại thành phố Sầm Sơn, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Thanh Hóa tổ chức lễ phát động phong trào “Tết nhân ái” năm 2025, chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái-Tiếp nối trang sử vàng” và khai mạc “Chợ Tết nhân ái xuân Ất Tỵ năm 2025”.
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 55%. Nhằm hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện cho hộ nghèo gặp khó khăn về nhà ở có được ngôi nhà kiên cố, ổn định để yên tâm phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững, tỉnh đã ban hành đề án xóa nhà ở tạm, dột nát cho hộ nghèo trên địa bàn giai đoạn 2021-2025 (Đề án 308). Từ đó, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới, góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua "Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau".
Trong năm qua, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo của tỉnh Bình Thuận đặc biệt quan tâm, cùng với nguồn vốn Trung ương hỗ trợ, ngân sách tỉnh cân đối để thực hiện các dự án, chính sách giảm nghèo. Các chính sách giảm nghèo được triển khai tương đối đồng bộ nên đời sống, thu nhập của người dân, nhất là người nghèo được cải thiện, nâng lên.
Chiều 18/11, Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thái Bình tổ chức họp, triển khai thực hiện Đề án của Ủy ban nhân dân tỉnh về hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát giai đoạn 2024-2025.
Trong những năm qua, huyện Tuy Phong (tỉnh Bình Thuận) tiếp tục triển khai phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở các thôn, xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã đạt được một số kết quả đáng phấn khởi. Bên cạnh đó, các thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều chuyển biến tích cực, không gian sinh hoạt khang trang và thuận lợi, đời sống kinh tế được nâng lên, phong trào văn hóa văn nghệ được phát triển mở rộng nâng cao về chất lượng, an ninh được giữ vững, giảm rõ các tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan.
Sáng 8/11, tại thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh phối hợp tổ chức diễn đàn “Lắng nghe tiếng nói của người nghèo” và phát động ủng hộ Quỹ "Vì người nghèo" năm 2024. Tại buổi lễ phát động, các tổ chức, cá nhân và cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đã ủng hộ Quỹ "Vì người nghèo" của tỉnh 6 tỷ đồng để hỗ trợ, chăm lo cho người nghèo.
Tháng Mười năm 1917 ở Nga, bằng sức mạnh của nhân dân, dưới sự lãnh đạo của một đảng cộng sản chân chính, lần đầu tiên chính quyền đã thuộc về những người lao động nghèo.
Nhiều lao động muốn đi làm việc ở nước ngoài, nhất là các thị trường có thu nhập cao, ổn định, mong được tiếp cận nguồn tín dụng ưu đãi của Quỹ quốc gia về việc làm và nguồn huy động của Ngân hàng Chính sách xã hội. Vì vậy, dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đã đề xuất mở rộng đối tượng vay vốn đi làm việc ở nước ngoài.
Những năm qua, nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thanh Chương (Nghệ An) đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nghèo, nhất là hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp cận để phát triển kinh tế, từ đó làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội.
Thời gian qua, Mặt trận Tổ quốc các cấp thành phố Hà Nội đã có nhiều đổi mới về phương thức vận động người dân tham gia bảo đảm an sinh xã hội. Mặt trận Tổ quốc các cấp vừa vận động các nguồn lực ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” các cấp, vừa hướng dẫn, tạo “cầu nối” để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm trực tiếp triển khai giúp đỡ cho người nghèo và các địa phương.