Lễ đón Công nhận Lễ hội Chrôi Rum Chếk được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội Chrôi Rum Chếk được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 13/3, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng Sơn Pô cho biết, đơn vị vừa phối hợp Ủy ban nhân dân thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng tổ chức Lễ đón nhận quyết định của Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Chrôi Rum Chếk (Lễ hội Phước Biển) của người Khmer thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Du khách trải nghiệm giã gạo tại Ngày hội kết bạn cộng đồng của người M’nông tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.

Phát huy giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch sinh thái

Bình Phước là vùng đất sở hữu nhiều di sản văn hóa và văn hóa đa dạng của 41 dân tộc cùng giá trị tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan độc đáo. Đây là tiềm năng, thế mạnh để tỉnh khai thác du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, trải nghiệm hệ sinh thái rừng, du lịch văn hóa-lịch sử…; qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch xanh và bền vững.
Chương trình trình diễn nhạc Ngũ âm của người Khmer tỉnh Sóc trăng có quy mô lớn nhất Việt Nam

Trầm hùng nhạc ngũ âm của người Khmer

Tại Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng, Khu vực đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I - năm 2024, Tổ chức kỷ lục Việt Nam VietKings đã xác lập kỷ lục “Chương trình trình diễn nhạc Ngũ âm của người Khmer tỉnh Sóc Trăng có quy mô lớn nhất Việt Nam”.
Đồng bào Khmer biểu diễn nhạc cụ dân tộc. (Ảnh QUỐC TRINH)

Bài 2: Phát huy văn hóa đồng bào Khmer

Nhờ sự quan tâm, ưu tiên đầu tư phát triển toàn diện đối với vùng dân tộc và miền núi của Đảng và Nhà nước, cuộc sống mới ấm no, hạnh phúc đang hiện diện ở vùng đồng bào dân tộc Khmer. Qua đó, đồng bào tiếp tục phát huy ý chí tự lực, tự cường, phấn đấu cùng các cấp, ngành thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương, góp phần cùng cả nước thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hơn 200 nghệ nhân diễn tấu nhạc Ngũ âm trong chương trình.

Trình diễn nhạc Ngũ âm của người Khmer quy mô lớn nhất Việt Nam

Tối 11/11, tại Quảng trường Bạch Đằng, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng phối hợp Tổ chức kỷ lục Việt Nam VietKings tổ chức “chương trình trình diễn nhạc Ngũ âm của người Khmer tỉnh Sóc trăng có quy mô lớn nhất Việt Nam”.
Lớp dạy khắc Kinh lá buông cho các sư sãi chùa Khmer của huyện Tri Tôn.

“Báu vật” linh thiêng của người Khmer

Kinh lá buông là một loại sách cổ quý hiếm, được ghi chép phục vụ mọi sinh hoạt trong đời sống thế tục và tín ngưỡng tôn giáo. Trải qua nhiều thế kỷ, kinh lá buông vẫn tồn tại và được người Khmer xem là những "báu vật" linh thiêng, cần được gìn giữ, phát huy.
Lớp dạy tin học tại chùa Thlốt, xã Hiệp Hòa, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh.

Chăm lo giáo dục vùng đồng bào dân tộc Khmer

Thời gian qua, các địa phương khu vực Tây Nam Bộ luôn quan tâm, ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhiều địa phương đã xây dựng, hoàn thiện hệ thống giáo dục, đào tạo từ mầm non đến đại học với cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, sinh viên.
Đảng viên người Khmer làm theo gương Bác

Đảng viên người Khmer làm theo gương Bác

Sau khi về nghỉ chế độ ở Trường cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng, thầy giáo Lâm Khu, dân tộc Khmer trở về làng quê Bắc Dần, xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) sinh sống và luôn gương mẫu, nỗ lực cống hiến sức lực, trí tuệ để xây dựng quê hương. Đảng viên Lâm Khu (ảnh bên) là tấm gương tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Chuyên mục “Con cháu Lạc Hồng”Tác giả: NGUYỄN PHONGGiọng đọc: HẠNH HOA
Trại nuôi bò sữa của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng. (Ảnh NGUYỄN PHONG)

Khởi sắc ở vùng đồng bào Khmer Nam Bộ

Những ngày trung tuần tháng 4, về Tây Nam Bộ dễ dàng nhận thấy không khí đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây 2023 của đồng bào Khmer rộn ràng khắp các phum sóc. Những người anh em dân tộc Kinh, Hoa, Chăm cùng chung vui đón năm mới với đồng bào Khmer càng làm cho lễ hội thêm chan hòa tình đoàn kết cộng cư, an bình, tươi vui, phấn khởi.
Điệu múa gắn kết cộng đồng người Khmer

Điệu múa gắn kết cộng đồng người Khmer

Người Khmer thường bảo: trẻ con Khmer biết múa, biết hát còn trước khi biết đọc, biết viết. Người Khmer xem âm nhạc và múa là cầu nối giữa âm và dương. Với người Khmer, múa rom vong (hay còn gọi là múa lâm thôn) là dịp để thể hiện tình đoàn kết cộng đồng, gắn với tín ngưỡng, tôn giáo và phong tục tế lễ tiêu biểu như tế thần linh, rước thần, cầu an…Tác giả: TRÍ DŨNG - THÁI HÀGiọng đọc: Hạnh Hoa
Công bố các quyết định của Bộ trưởng VH-TT-DL công nhận các di sản phi vật thể của tỉnh Sóc Trăng.

Kỷ niệm 100 năm nghệ thuật sân khấu Dù kê

Tối 30-10, tại Quảng trường Bạch Đằng, TP Sóc Trăng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) phối hợp UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức lễ kỷ niệm “100 năm hình thành và phát triển nghệ thuật sân khấu Dù kê”; đồng thời công bố Quyết định của Bộ trưởng VH-TT-DL công nhận các di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của tỉnh Sóc Trăng gồm: Nghệ thuật trình diễn dân gian nhạc ngũ âm, di sản múa Rom - Vong của đồng bào Khmer và nghề làm bánh pía của người Hoa.