Triển lãm VCAE EXPO 2025 thu hút hàng trăm doanh nghiệp tham dự.

Triển lãm quốc tế về phát triển năng lượng xanh

Hiệp hội năng lượng Việt Nam (VEA) phối hợp với Hội đồng điện lực Trung Quốc (CEC) vừa tổ chức 2 cuộc triển lãm về năng lượng xanh tại Hà Nội. Đó là:Triển lãm công nghệ năng lượng xanh, thiết bị điện lực, hệ thống lưu trữ và sạc quang học quốc tế - Việt Nam 2025 (VIE EXPO 2025) và Triển lãm Quốc tế năng lượng Việt Nam – Trung Quốc – ASEAN (VCAE EXPO 2025). Sự kiện nhằm khẳng định những thành tựu hợp tác hiệu quả của ngành năng lượng Việt Nam - Trung Quốc - ASEAN trong nhiều thập kỷ qua.
Bị cáo Hoàng Quốc Vượng tại tòa.

Cựu Thứ trưởng Công thương gửi lời xin lỗi sâu sắc đến Đảng, Nhà nước

Chiều 24/4, phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Bộ Công thương và các đơn vị liên quan đã kết thúc phần tranh luận, đối đáp. Các bị cáo nói lời sau cùng trước khi Hội đồng xét xử vào nghị án. 
Ban chấp hành Đảng bộ EVNCPC nhiệm kỳ 2025-2030 gồm 24 đồng chí.

Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty Điện lực miền Trung lần thứ 15 nhiệm kỳ 2025-2030

Trong 2 ngày 17-18/4, tại thành phố Đà Nẵng, Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) lần thứ 15 nhiệm kỳ 2025-2030 đã diễn ra với sự tham dự của 180 đại biểu, đại diện cho gần 900 đảng viên trong toàn Đảng bộ.
Mô hình sản xuất xanh, thân thiện môi trường của Việt Nam trưng bày trong khuôn khổ Hội nghị P4G 2025. (Ảnh: HNV)

Thúc đẩy cam kết vì một nguồn năng lượng xanh

Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ 4 (P4G 2025) diễn ra tại Hà Nội đã khép lại thành công, thống nhất cao thông điệp lan tỏa về “chung tay hành động vì một tương lai xanh, bao trùm và bền vững”, trong đó có nhấn mạnh tới thúc đẩy cam kết vì một nguồn năng lượng xanh.
Tăng trưởng xanh là xu hướng phát triển tất yếu của nhiều quốc gia.

Tăng trưởng xanh - Con đường phát triển bền vững

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, tăng trưởng xanh trở thành xu hướng tất yếu trong phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Đây chính là giải pháp hài hòa giữa tăng trưởng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này.
Thúc đẩy phát triển nhanh các nguồn năng lượng mới tại Việt Nam

Thúc đẩy phát triển nhanh các nguồn năng lượng mới tại Việt Nam

Để đạt được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế cũng như đáp ứng sự thay đổi mang tính chiến lược về phương thức hoạt động chủ yếu dựa trên nền tảng số, đòi hỏi các nguồn lực phục vụ cho quá trình này phải có những điều chỉnh và hoạch định phù hợp và hiệu quả hơn. Một trong những nguồn lực có tính nền tảng và huyết mạch, đó chính là điện năng và các nguồn năng lượng xanh, sạch.
Năng lượng gió là một nguồn năng lượng tái tạo, sạch và không gây ô nhiễm môi trường (Trong ảnh: Nhà máy điện gió Bạc Liêu).

Châu Á dẫn đầu tăng trưởng năng lượng tái tạo

Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA) cho biết, thế giới đạt mức tăng trưởng chưa từng có về năng lượng tái tạo trong năm 2024, chủ yếu nhờ động lực mạnh mẽ từ châu Á, nhất là Trung Quốc. Tuy nhiên, các nỗ lực toàn cầu nhằm ứng phó biến đổi khí hậu, trong đó có phát triển năng lượng tái tạo, cần được đẩy nhanh và mạnh hơn nữa.
Công nhân Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà. (Ảnh NAM DƯƠNG)

Tăng cường giải pháp chống biến đổi khí hậu và ô nhiễm

Biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường xuất hiện ngày càng nhiều, tàn phá hệ sinh thái tại nhiều quốc gia cho thấy sự thất bại của thị trường trong việc điều chỉnh các hoạt động kinh tế nhằm bảo vệ môi trường. Để có thể vượt qua thách thức này, tất cả các chủ thể và mỗi cá nhân cần phải nỗ lực nhiều hơn.
Kỹ sư vận hành Nhà máy xử lý nước thải tập trung , Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền (Hải Phòng). (Ảnh An Khánh)

“Xanh hóa” để phát triển bền vững

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu ngày càng trở nên cấp bách, cụm từ “phát triển bền vững” không còn xa lạ với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Thế nhưng, nhiều doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa đang phải đối mặt với khá nhiều khó khăn trong hành trình “xanh hóa”.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty Images/TTXVN)

Bạc sẽ là mặt hàng kim loại đầu tư hấp dẫn nhất trong năm 2025

Nguồn cung bạc đang bị thắt chặt trong khi nhu cầu vẫn tiếp tục gia tăng, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp và đầu tư. Cho nên, kể từ đầu năm đến nay, giá bạc đã và đang hình thành một xu hướng tăng đáng chú ý. Có thể chưa bắt kịp đà của giá vàng, nhưng theo (Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), nhiều khả năng, bạc sẽ trở thành một mặt hàng đầu tư hấp dẫn trên thị trường kim loại quý trong năm 2025.
Agribank ưu tiên nguồn vốn tài trợ các dự án “xanh hóa dệt may”. (Ảnh Thủy Anh)

Xanh hóa dòng vốn ngân hàng

Từ năm 2017 đến nay, thị trường tín dụng xanh đã có tốc độ phát triển hơn 20%/năm, cao hơn hẳn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế. Năm 2025, với mục tiêu tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống 16%, các sản phẩm, dịch vụ liên quan lĩnh vực kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, các dự án xanh, năng lượng tái tạo hay công nghệ sạch,… được dự báo nhiều khả năng sẽ được các ngân hàng thương mại “tung” ra cho vay ngay từ các tháng đầu năm.
Các nhà lãnh đạo nhấn nút khai trương Danantara Indonesia. (Ảnh JAKARTA POST)

Indonesia ra mắt quỹ đầu tư quốc gia mới

Ngày 24/2, Indonesia chính thức ra mắt quỹ đầu tư quốc gia mới về quản lý tài sản nhà nước, trị giá hơn 900 tỷ USD, nhằm phát triển kinh tế và thực hiện cam kết của Tổng thống Prabowo Subianto thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á lên 8%, từ mức 5% hiện nay.
Công nhân Công ty Truyền tải điện 3 phối hợp quản lý, vận hành hệ thống điện mặt trời tại Lâm Đồng.

Năng lượng tái tạo đóng vai trò quan trọng trong hệ thống điện quốc gia

Công ty Truyền tải điện 3 quản lý, vận hành lưới điện trên địa bàn 9 tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Thời gian qua, công ty đã có những giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý, điều độ và vận hành lưới điện truyền tải, nhất là nguồn năng lượng tái tạo ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống điện quốc gia.
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Phát triển hạ tầng số, năng lượng xanh để Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nhân dịp dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF Davos 55), trưa 22/1 (theo giờ địa phương), tại Davos (Thụy Sĩ), Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao phối hợp với Tập đoàn Sovico tổ chức tọa đàm cùng lãnh đạo các doanh nghiệp Việt Nam và quốc tế với chủ đề “Hạ tầng số-Năng lượng xanh: vươn mình trong kỷ nguyên thông minh”.
Đại diện lãnh đạo Tập đoàn QHC Global và Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Công nghệ Môi trường Bình Phước tại lễ ký kết hợp tác.

Hợp tác đầu tư nhà máy phát điện và sản xuất nhiên liệu từ phế thải tại Bình Phước

Tối 18/1, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty cổ phần Tập đoàn QHC Global (Tập đoàn QHC Global) và Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ môi trường Bình Phước tổ chức Lễ ký kết hợp đồng hợp tác đầu tư nhà máy phát điện và sản xuất nhiên liệu từ các loại phế thải.