

Chúng tôi xin thông báo để các cơ quan, đoàn thể, đơn vị, trường học và bạn đọc đặt mua các ấn phẩm Báo Nhân Dân theo thông tin sau:
Đường dây nóng: (84) 24 393 82413
Xin trân trọng cảm ơn!
#lệnh trừng phạt
Có 32 kết quả
Trong cuộc phỏng vấn với báo Handelsblatt ngày 2/7, chuyên gia kinh tế và thị trường chứng khoán Jens Ehrhardt cho rằng, Đức đang tiến dần đến suy thoái kinh tế và việc từ bỏ nguồn cung khí đốt của Nga có thể sẽ khiến nước này thiệt hại tới 1.000 tỷ euro (1.042 tỷ USD).
Tổ chức xếp hạng tín dụng Moody's cho rằng, Nga đã lần đầu tiên vỡ nợ nước ngoài trong 1 thế kỷ, sau khi các chủ sở hữu trái phiếu không nhận được tiền thanh toán cho số trái phiếu bằng đồng euro trị giá 100 triệu USD.
Bộ Tài chính Nga khẳng định, nước này đã hoàn thành nghĩa vụ thanh toán nợ nước ngoài khi thanh toán qua Trung tâm lưu ký thanh toán quốc gia (NDS) bằng đồng euro và USD.
Ngày 26/6, một quan chức Nhà Trắng cho biết, Đức và Mỹ duy trì quan điểm rằng cuộc xung đột ở Ukraine cần được giải quyết bằng biện pháp ngoại giao.
Ngày 21/6, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã loại bỏ 2 lãnh đạo Bộ Giáo dục Afghanistan ra khỏi danh sách miễn trừng phạt và 2 nhân vật này không còn được phép đi nước ngoài tham gia các cuộc hòa đàm.
Ngày 28/5, Bộ trưởng Năng lượng Sri Lanka cho biết, quốc gia Nam Á này đã nhận được dầu thô của Nga để khởi động lại nhà máy lọc dầu duy nhất của đất nước.
Điện Kremlin cho biết, trong cuộc điện đàm ngày 28/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói với các nhà lãnh đạo của Pháp và Đức rằng Nga sẵn sàng thảo luận về các cách thức để tạo điều kiện cho việc xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine từ các cảng ở Biển Đen.
Ngày 16/5, Iran cho biết đang chờ phản hồi từ Mỹ đối với "các giải pháp" đã được thảo luận với trưởng đoàn đàm phán hạt nhân của Liên minh châu Âu (EU) Enrique Mora, nhằm phá vỡ thế bế tắc trong các cuộc đàm phán tại Vienna.
Iran đang cân nhắc khả năng xuất khẩu khí đốt sang châu Âu trong bối cảnh giá năng lượng đang tăng mạnh do ảnh hưởng của chiến dịch quân sự đặc biệt mà Nga tiến hành tại Ukraine.
Anh cho biết sẽ tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga và Belarus liên quan chiến dịch quân sự tại Ukraine, trong đó có việc áp thuế nhập khẩu các mặt hàng kim loại quý và lệnh cấm xuất khẩu.
Hãng tin Bloomberg ngày 27/4 đưa tin, ít nhất 10 doanh nghiệp châu Âu mua khí đốt tự nhiên của Nga đã mở tài khoản ở Ngân hàng Gazprombank để thanh toán bằng đồng ruble.
Ngày 22/4, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, ông Dmitry Medvedev cho rằng, châu Âu sẽ không thể tồn tại được trong 1 tuần nếu không có khí đốt của Nga.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Saeed Khatibzadeh ngày 18/4 tuyên bố, Iran và các cường quốc thế giới vẫn chưa đạt được thỏa thuận nhằm cứu vãn Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) năm 2015 và sự chậm trễ này là do Mỹ.
Theo yêu cầu của khách hàng, việc vận chuyển khí đốt của Nga đến châu Âu qua đường ống Yamal-Europe ngày 7/4 đảo ngược hướng để chảy từ Đức sang Ba Lan và nguồn cung qua Ukraine cũng giảm.
Ngày 6/4, Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg nhận định, xung đột tại Ukraine có thể kéo dài nhiều năm.
Cố vấn Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine, ông Mykhailo Podolyak ngày 26/3 nêu rõ, Kiev khẳng định 1 hệ thống bảo đảm an ninh cho Ukraine là 1 trong các nhân tố quan trọng trong các cuộc đàm phán với Nga.
Ngày 22/3, Bộ trưởng Giao thông Nga Vitaly Savelyev cho biết 78 máy bay của Nga đã bị thu giữ ở nước ngoài trong bối cảnh một loạt nước áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Moskva liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Ngày 9/3, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen khẳng định, Liên minh châu Âu (EU) có đủ lượng khí tự nhiên hóa lỏng đến cuối mùa đông này để không phải nhập khẩu từ Nga.
Giá xăng tại Mỹ đã tăng 11% trong tuần qua, lên mức cao nhất kể từ cuối tháng 7/2008, trước tác động từ các lệnh trừng phạt của phương Tây, làm tê liệt khả năng xuất khẩu dầu thô của Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 28/2 công bố các biện pháp khẩn cấp nhằm hỗ trợ đồng rúp đang lao dốc, bao gồm cả việc cấm người dân chuyển tiền ra nước ngoài và buộc các nhà xuất khẩu phải bán ngoại tệ.
Ngân hàng Trung ương Nga khẳng định, có các nguồn lực cần thiết để duy trì sự ổn định của lĩnh vực tài chính, bất chấp các trừng phạt của phương Tây.