Sản xuất nông, lâm nghiệp tháng 4/2025 tập trung chủ yếu vào chăm sóc cây trồng vụ đông xuân ở các địa phương phía bắc; thu hoạch lúa, hoa màu vụ đông xuân và gieo trồng lúa hè thu ở các địa phương phía nam; trồng rừng thực hiện theo kế hoạch, khai thác gỗ được đẩy mạnh.
Ngày 25/4, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã tổ chức hội thảo với chủ đề “Hiện trạng và đề xuất giải pháp giao khoán đất lâm nghiệp trong các công ty lâm nghiệp”.
Quý I/2025, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của toàn ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 3,74%, đóng góp 6,09% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Tuy nhiên, các chuyên gia dự báo tăng trưởng ngành nông nghiệp có thể sẽ bị ảnh hưởng nếu Mỹ áp mức thuế 46% với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.
Đây là mức tăng cao nhất trong quý I của 4 năm gần đây, cụ thể, quý I/2022 tăng 3,36%; quý I/2023 tăng 3,01%; quý I/2024 tăng 3,50%. Mức tăng này cũng gần ngang với kịch bản quý I/2025 của khu vực I trong phương án tăng trưởng GDP cả năm 2025 đạt 8%.
Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu diện tích rừng được cấp chứng chỉ “Quản lý rừng bền vững” theo tiêu chuẩn quốc tế đạt khoảng một triệu héc-ta vào năm 2030.
Mới đây, Ủy ban nhân dân huyện Ea Súp (Đắk Lắk) đã thu hồi hơn 622 ha đất lâm nghiệp bị lấn chiếm tại tiểu khu 267, 268 xã Ea Bung mà không phải tổ chức cưỡng chế. Đây là kinh nghiệm hay để các địa phương vận dụng thời gian tới.
Một trong những mục tiêu quan trọng của công tác quy hoạch lâm nghiệp là phát triển kinh tế rừng, góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội… Do đó, cần tập trung khuyến khích sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động lâm nghiệp, huy động các nguồn lực xã hội để quản lý và phát triển rừng bền vững.
Tuyên Quang là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về độ che phủ của rừng với tỷ lệ hơn 65%. Phát huy thế mạnh, tỉnh đang tập trung phát triển rừng gỗ lớn, phấn đấu đến năm 2025 diện tích rừng gỗ lớn của tỉnh đạt 89.000 ha.
Bão lũ vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất lâm nghiệp. Đến nay, các địa phương, doanh nghiệp và chủ rừng đang từng bước khắc phục hậu quả thiên tai, trong đó tập trung trồng lại rừng, khôi phục các cơ sở sản xuất, bảo đảm việc làm, thu nhập cho người lao động.
Những vướng mắc liên quan đến đất đai, tài chính, sử dụng lao động và cơ chế quản lý của các công ty nông, lâm nghiệp, vẫn là những bất cập lớn, cần sự vào cuộc quyết liệt hơn của các cơ quan quản lý nhà nước và địa phương để bảo đảm lợi ích của Nhà nước và các doanh nghiệp sau khi thực hiện việc chuyển đổi, sắp xếp lại theo quy định.
Triển khai Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương liên quan sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp. Cùng những kết quả, đến nay còn những hạn chế gây khó khăn cho các ngành, địa phương và doanh nghiệp trong quá trình thực hiện công tác này...
Ngày 9/10, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị công bố Quyết định phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan chủ trì và phát biểu khai mạc Hội nghị.
Chủ trương phát triển giá trị đa dụng hệ sinh thái rừng của ngành lâm nghiệp đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội. Vào rừng để tham quan, khám phá, trải nghiệm du lịch sẽ thúc đẩy kinh tế rừng phát triển, qua đó, góp phần giáo dục, bảo vệ môi trường tự nhiên bền vững…
Bão số 3 kèm theo mưa lũ đã gây thiệt hại nặng nề tại một số địa phương, trong đó, sản xuất lâm nghiệp cũng chịu những thiệt hại đáng kể, hàng trăm nghìn ha diện tích rừng bị gãy đổ, một số nơi bị sạt lở mất rừng. Nhiều cơ sở chế biến lâm sản bị đình đốn do thiếu nguyên liệu, nhà xưởng, máy móc bị thiên tai tàn phá. Đến nay, các địa phương có rừng đang từng bước chủ động sản xuất, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai…
Sáng 24/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị trực tuyến với các địa phương bàn giải pháp khắc phục hậu quả bão số 3 trong lĩnh vực lâm nghiệp.
Cùng với Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thuỷ lợi; Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050; Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là một trong những quy hoạch mang tính chiến lược, quan trọng của ngành nông nghiệp vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Theo định hướng quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 15,8 triệu héc-ta, trong đó, rừng đặc dụng là 2,4 triệu héc-ta, rừng phòng hộ là 5,2 triệu héc-ta và rừng sản xuất là 8,2 triệu héc-ta.
Nhiều người biết đến ông Lê Minh Tuân ở thôn Cai Vàng, xã Đông Hưng, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, không chỉ bởi gia đình ông là điển hình trong phát triển kinh tế rừng mà còn là một đảng viên luôn tận tâm, gương mẫu trong các phong trào đóng góp, ủng hộ xây dựng nông thôn mới, hoạt động từ thiện xã hội tại địa phương.
Theo Báo cáo của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam (VNFF), tính đến nay, tổng thu tiền dịch vụ môi trường rừng cả nước đạt hơn 4.156 tỷ đồng. Việc giải ngân nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng cho người dân đã cơ bản hoàn thành, hỗ trợ quản lý, bảo vệ cho gần 7,3 triệu héc-ta rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng, chiếm 49,24% tổng diện tích rừng toàn quốc…
Trong hai ngày 6-7/6/2024, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đại diện nước chủ nhà tổ chức Hội nghị Tổ công tác ASEAN về quản lý rừng (ASEAN Working Group on Forest Management viết tắt là AWG-FM) lần thứ 19.
Tuyên Quang nằm giữa vùng kinh tế trọng điểm của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, có tổng diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp 448.556 ha (chiếm 76% diện tích tự nhiên) với cơ cấu ba loại rừng: Ðất rừng đặc dụng chiếm 10,7%; đất rừng phòng hộ chiếm 27%; đất rừng sản xuất chiếm 62,3%. Diện tích rừng hiện có của tỉnh là 426.204,77 ha (chiếm 7,93% so với các tỉnh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; chiếm 2,89% so với cả nước).
Ngày 1/4/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 523/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Sau 3 năm thực hiện, ngành lâm nghiệp cả nước đã đạt nhiều kết quả tích cực, nâng cao chuỗi giá trị sản xuất, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường bền vững.
Năm 2023, ngành lâm nghiệp gặp nhiều khó khăn, thách thức do tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, thị trường xuất khẩu lâm sản phục hồi chậm, tình trạng lạm phát của thế giới vẫn ở mức cao,… đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh.
So với các địa phương khác ở miền trung, tỉnh Quảng Bình triển khai trồng rừng gỗ lớn khá chậm và người dân còn e ngại do lo sợ thiệt hại do thiên tai. Để tăng giá trị kinh tế cho rừng trồng và hướng tới phát triển bền vững, Quảng Bình hỗ trợ người dân chuyển đổi diện tích phù hợp sang trồng rừng gỗ lớn với diện tích ngày càng tăng. Hướng đi triển vọng này hứa hẹn mang lại nguồn thu nhập cao hơn cho người dân.
Việt Nam có hơn 14,7 triệu héc-ta rừng, đạt tỷ lệ che phủ 42,02%, là nơi hấp thụ và lưu giữ lượng lớn carbon, được đánh giá là một trong những quốc gia có tiềm năng với các dự án về tín chỉ carbon rừng. Theo các nhà phân tích, rừng Việt Nam có thể tạo ra khoảng 50-70 triệu tấn tín chỉ carbon rừng dôi dư, tạo nguồn thu lên đến hàng nghìn tỷ đồng nếu xuất khẩu thành công.