Tại cuộc họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế-xã hội quý I/2025 diễn ra ngày 6/4, Cục Thống kê (Bộ Tài chính) thông tin, trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, tăng trưởng kinh tế nước ta vẫn đạt được nhiều kết quả tích cực. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I ước tính tăng 6,93% so cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất so với quý I các năm trong giai đoạn 2020-2025.
Trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; khó khăn, thách thức nhiều hơn thuận lợi, thời cơ; chính vì vậy, yêu cầu đặt ra cho công tác điều hành kinh tế những tháng cuối năm là phải khai thác hiệu quả các cơ hội, nhất là đẩy mạnh động lực tăng trưởng từ đầu tư, tiêu dùng trong nước để phấn đấu tăng trưởng cao hơn nữa trong năm 2024, củng cố và giữ vững đà tăng trưởng trong năm 2025.
Bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản đối với nhiều địa phương Bắc Bộ, nhưng ngay trong những thời khắc khó khăn nhất luôn có sự vào cuộc chủ động, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, qua đó góp phần giảm đến mức tối đa thiệt hại; đồng thời cũng đặt ra nhiều nhiệm vụ quan trọng đối với các cấp, các ngành, các địa phương để nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân, sớm khôi phục các hoạt động kinh tế-xã hội, phục hồi sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hiện thực hoá mục tiêu phát triển nhanh và bền vững ở vùng bị thiên tai nói riêng và cả nước nói chung.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các cấp, ngành, địa phương thời gian tới cần phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, phát huy hơn nữa tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp, sự chủ động, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm để giữ vững đà phục hồi của nền kinh tế, phấn đấu tăng trưởng quý III đạt kịch bản 6,5-7,4%.
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 71/CĐ-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tháng 7 và quý III/2024
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 18/6/2024 về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024.
Ngày 12/6, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo để đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành 6 tháng đầu năm, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại của năm 2024.
Sáng 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo nhằm xem xét công tác quản lý, điều hành giá quý I và định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại của năm 2024.
Thị trường hàng hóa thế giới vừa trải qua một năm có nhiều biến động do chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội. Lạm phát toàn cầu có xu hướng giảm dần từ đầu năm nhưng vẫn ở mức cao đối với nhiều quốc gia. Trong bối cảnh đó, Quốc hội điều chỉnh tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2023 khoảng 4,5%, cao hơn so với mức 4% của những năm trước.
Việt Nam thuộc nhóm các nước kiểm soát tốt lạm phát nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro từ tác động của lạm phát thế giới và đang có xu hướng tăng giá hàng hóa những tháng cuối năm ở thị trường trong nước.
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 332/TB-VPCP về Kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về nhiệm vụ, giải pháp lớn ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong những tháng cuối năm 2023.
Theo Tổng cục Thống kê, sáu tháng đầu năm, GDP đã tăng 3,72% so với cùng kỳ, nhưng CPI bình quân lại tăng 3,29% so với bình quân cùng kỳ. Tuy nhiên, đây lại là mức tăng CPI bình quân sáu tháng so với cùng kỳ thấp hơn của các năm 2014, 2017 và 2020, nhưng cao hơn hoặc bằng so với các năm còn lại trong giai đoạn 2014-2023.
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ vừa tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp" để thảo luận về các biện pháp tiếp tục ổn định và giúp thị trường hoạt động đúng khuôn khổ pháp luật, góp sức cho nền kinh tế.
Tình hình kinh tế-xã hội những tháng đầu năm 2023 đã đạt nhiều kết quả tích cực, kinh tế vĩ mô tiếp tục duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức hợp lý; tuy nhiên điều hành chính sách tiền tệ có thể khó khăn hơn, xuất nhập khẩu, thu hút FDI gặp nhiều thách thức.
Thị trường hàng hóa kết thúc phiên giao dịch đầu tuần ngày 6/2 với lực bán chiếm ưu thế, đặc biệt là các mặt hàng trong nhóm kim loại. Điều này đã kéo chỉ số MXV-Index quay đầu giảm 0,63% xuống 2.339 điểm, mức điểm thấp nhất được ghi nhận trong vòng 1 tháng qua.
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV diễn ra trong tình hình đất nước 9 tháng qua đã đạt được những kết quả tích cực, nhiều dấu ấn nổi bật, khá toàn diện, qua đó tạo thêm thuận lợi, thời cơ để phát triển.
Trong bối cảnh thị trường tiền tệ và ngoại hối biến động mạnh, Ngân hàng Nhà nước xác định trọng tâm, trọng điểm là bảo đảm hoạt động ổn định của hệ thống ngân hàng và sẵn sàng cung ứng, thanh khoản để đáp ứng nhu cầu chi trả cho các tổ chức tín dụng.
Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong tình hình mới.
Chiều 30/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương, các chuyên gia, nhà khoa học, tổ chức quốc tế tại Việt Nam để thảo luận vấn đề giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, thúc đẩy phục hồi nhanh và phát triển bền vững. Cùng dự có Phó Thủ tướng Lê Minh Khái.
Sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nâng lãi suất thêm 0,75% vào đêm 27/7 và ngân hàng trung ương nhiều nước đã có nhiều đợt tăng lãi suất để ứng phó với lạm phát tăng mạnh gần đây, sáng 28/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với lãnh đạo một số bộ, ngành bàn về những giải pháp, đối sách phù hợp cả trước mắt và lâu dài để tiếp tục kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội.
Thời gian gần đây, tình trạng gần cạn ‘“room” tín dụng tại một số ngân hàng thương mại khiến việc mở rộng hoạt động tín dụng tại các ngân hàng này phần nào bị ảnh hưởng.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh, thời gian tới Chính phủ sẽ tiếp tục bám sát các Nghị quyết của Quốc hội, theo dõi sát tình hình trong nước để tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối.
Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, thời gian tới cần tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra.
Ngày 10/2, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ban hành Văn bản số 882/VPCP-KTTH yêu cầu các bộ, ngành, địa phương và cơ quan liên quan triển khai rà soát, sửa đổi hoàn thiện thể chế pháp luật về giá, trọng tâm là xây dựng Luật Giá (sửa đổi), tránh chồng chéo, mâu thuẫn. Phó Thủ tướng yêu cầu theo dõi sát diễn biến kinh tế thế giới, giá cả các mặt hàng chiến lược để kịp thời ứng phó trong điều hành sản xuất trong nước, tạo điều kiện cho quản lý, điều hành giá nhằm kiểm soát lạm phát trong nước ngay từ những tháng đầu năm.
Chính phủ đang thực hiện những giải pháp để giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động, kiểm soát lạm phát, bảo đảm nguồn cung hàng hoá cho nhu cầu và sớm đưa học sinh đi học trở lại.
Ủy ban Kinh tế đánh giá cao những nỗ lực và hiệu quả từ các giải pháp mà Chính phủ đã và đang thực hiện để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các đối tượng, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, phục hồi, phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.
Tình hình kinh tế thế giới 6 tháng đầu năm 2021 diễn ra trong bối cảnh GDP toàn cầu cả năm được dự báo sẽ tăng trưởng tốt so với năm 2020; thương mại toàn cầu tiếp tục phục hồi (WTO dự báo thương mại toàn cầu sẽ tăng 8,3% trong năm 2021 và 6,3% vào năm 2022).