Quan chức cấp cao Ukraine cho biết cuộc họp tập trung chủ yếu vào các vấn đề pháp lý liên quan đến cách diễn đạt trong văn bản, trong đó có việc điều chỉnh các điều kiện sao cho hiệu quả nhất.
Ngày 28/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky đã có cuộc gặp tại Phòng Bầu Dục để thảo luận về xung đột Nga – Ukraine và hợp tác khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, hai nhà lãnh đạo đã có cuộc tranh luận rất căng thẳng và liên tục chỉ trích nhau trước báo giới do bất đồng quan điểm.
Hãng tin Reuters (Anh) dẫn lời một quan chức cấp cao của Nhà trắng cho biết, Mỹ và Ukraine không ký thỏa thuận khoáng sản như kế hoạch ban đầu. Ngoài ra, buổi họp báo giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky cũng bị hủy sau màn "tranh cãi" giữa hai nguyên thủ này.
Ngày 25/2 vừa qua, Ukraine và Mỹ đã thống nhất một khung hợp tác khai thác khoáng sản, tập trung vào đất hiếm – thứ được mệnh danh là 'dầu mỏ mới' của thế kỷ 21.
Ngày 24/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Bình Dương đã tống đạt Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Phạm Đình Chiến, Giám đốc một công ty cổ phần khoáng sản về tội Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên.
Tổng trữ lượng khoáng sản cát san lấp được phép khai thác là 300.000m3. Việc khởi công mỏ cát để cung cấp cho dự án theo cơ chế đặc thù là cột mốc rất quan trọng để việc triển khai dự án bảo đảm tiến độ và chất lượng.
Chiều 13/11, Công an tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa ban hành các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với 2 người là giám đốc doanh nghiệp và mỏ khoáng sản cùng về tội vi phạm quy định về khai thác tài nguyên.
Chiều 9/10, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang phối hợp Công ty cổ phần Hoàng Hải và các đơn vị liên quan tổ chức Lễ khởi công khai thác mỏ cát Hòa Hưng-5 tại xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè (Tiền Giang) phục vụ Dự án đường Vành đai 3 - Thành phố Hồ Chí Minh.
Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ đã ban hành Quyết định số 1952/QĐ-XPHC ngày 2/10/2024 xử phạt hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản, bảo vệ môi trường đối với Công ty cổ phần Hoàn Hảo tại mỏ cát, sỏi xã Trị Quận và xã Phú Mỹ, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ, với tổng số tiền phạt hơn gần 288 triệu đồng.
Để phát huy các nguồn lực tài nguyên và môi trường cho phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường tập trung chỉ đạo tăng cường kỷ luật kỷ cương hành chính; tập trung hoàn thiện thể chế, đổi mới cơ chế, chính sách, cải cách thủ tục hành chính, nhất là kiểm tra, giám sát công tác quản lý sử dụng tài nguyên và môi trường ở các địa phương, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.
Ngày 7/8, Phó Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Kiệt cho biết, mặc dù, lực lượng chức năng tỉnh Tiền Giang đã quyết liệt xử lý tình trạng khai thác và vận chuyển khoáng sản trái phép trên địa bàn. Tuy nhiên, các đối tượng này dùng nhiều thủ đoạn tinh vi để đối phó nên việc phát hiện và xử lý ngày càng khó khăn hơn.
Những ngày qua, nước suối Nậm Huống, đoạn từ xã Châu Thành đến xã Châu Cường (huyện Quỳ Hợp) bất ngờ chuyển sang màu vàng sẫm, kèm theo là hiện tượng cá chết hàng loạt. Sự việc này khiến người dân địa phương hết sức lo lắng, bởi họ thường xuyên sử dụng nguồn nước này để sinh hoạt.
Theo quy định của pháp luật về khoáng sản, các doanh nghiệp khai thác khoáng sản phải lắp đặt trạm cân, camera để giám sát; cấp có thẩm quyền phải dành lượng kinh phí thỏa đáng thu được từ hoạt động khoáng sản để đầu tư trở lại cho địa phương. Nhưng việc thực hiện quy định chưa nghiêm, có khi chỉ để đối phó, làm cho người dân sinh sống ở vùng khai thác khoáng sản, trong đó phần lớn là người dân tộc thiểu số, vùng xa thiệt thòi nhiều mặt.
Ngày 19/4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu và môi trường (Công an tỉnh Nghệ An) cho biết, đơn vị đang tạm giữ 9 tàu vỏ sắt được sử dụng để khai thác khoáng sản (cát, sỏi) trái phép tại khu vực sông Lam.
Bên cạnh các lợi ích phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội, thì khai thác và chế biến khoáng sản ở nhiều nơi cũng gây nhiều tác động xấu đến môi trường. Do đó, để bảo đảm môi trường trong quá trình khai thác, chế biến khoáng sản, các cơ quan chức năng cần thường xuyên quan tâm, giám sát; doanh nghiệp cần nghiêm túc chấp hành, tuân thủ theo đúng các quy định pháp luật trong công tác bảo vệ môi trường, giảm thiểu tối đa ảnh hưởng đời sống của người dân sinh sống chung quanh các khai trường, điểm mỏ.
Kết quả kiểm toán chuyên đề về công tác quản lý nhà nước đối với tài nguyên khoáng sản những năm vừa qua cho thấy hoạt động khai thác khoáng sản không phép, trái phép còn diễn ra khá phổ biến, gây thất thu ngân sách, phá vỡ cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường.
Thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn đã cấp phép khai thác cát, sỏi ở các lưu vực sông trên địa bàn huyện Na Rì. Điều này góp phần khắc phục tình trạng thiếu vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện Na Rì nói riêng và cả tỉnh nói chung. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đã cố tình làm trái quy định trong khi khai thác, có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Với tư cách là giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Huy Phú, có mỏ khai thác cát trên sông Đà Rằng, Phú Yên, từ năm 2018 đến 2022, ông Hồ Thanh Sang đã có hành vi trốn thuế hơn 760 triệu đồng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên đã chỉ đạo thanh tra, làm rõ nguyên nhân; kiên quyết xử lý, chấn chỉnh, lập lại trật tự hoạt động khai thác, sử dụng nguồn khoáng sản (cát, đất) trái phép, sai phép trên địa bàn.
Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, trong những năm qua công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực khoáng sản trên địa bàn tỉnh đã có chuyển biến tích cực, việc sử dụng tài nguyên ngày càng tiết kiệm, hiệu quả, đúng pháp luật.
Ngày 13/10, Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý khó khăn, vướng mắc trong khai thác vật liệu san lấp phục vụ các công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 650 triệu đồng đối với Công ty TNHH Trung Nam có hành vi khai thác khoáng sản vượt 95,6% công suất được phép khai thác.
Ngày 13/6, Báo Nhân Dân nhận được Công văn số 2065/UBND-KT ngày 7/6/2023 về việc giao Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La, Ủy ban nhân dân huyện Mộc Châu kiểm tra, xác minh thông tin phản ánh trên Báo Nhân Dân liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản (cát sạn) trái phép tại Khu du lịch quốc gia Mộc Châu.
Nhiều năm nay, tình trạng khai thác khoáng sản (cát sạn) trái phép tại Khu du lịch quốc gia Mộc Châu (Sơn La) vẫn ngang nhiên diễn ra. Mặc dù đã có nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm, nhưng việc khai thác cát sạn vẫn diễn ra công khai trong suốt một thời gian dài với khối lượng lớn, gây nhiều hệ lụy khiến dư luận bức xúc.
Ngay sau khi nhận được thông tin phản ánh về tình trạng “núp bóng dự án để khai thác đá trái phép trên địa bàn huyện Đồng Văn”, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, làm rõ.
Từ sau Tết nguyên đán Quý Mão, giá các loại vật liệu xây dựng như: cát, sỏi… trên địa bàn tỉnh Quảng Nam bất ngờ lên gần gấp đôi, làm hàng loạt công trình xây dựng cơ bản bị ngưng trệ. Để khắc phục tình trạng này, tỉnh đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nhất là kiên quyết xử lý nghiêm các đối tượng găm hàng, đẩy giá làm rối loạn thị trường.
Nhằm mục tiêu bảo vệ và quản lý chặt chẽ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn, ngày 3/2, Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương ra quyết định phê duyệt phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn.
Việc khai thác khoáng sản tại mỏ Tầng sâu Núi Quặng ở thị trấn Trại Cau, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên từ năm 2019 trở về trước đã gây sụt lún ruộng và đất canh tác. Tỉnh Thái Nguyên đã yêu cầu dừng khai thác mỏ Tầng sâu Núi Quặng, hỗ trợ sản lượng lương thực bị ảnh hưởng, trám lấp các hố sụt lún trả lại đất canh tác cho người dân.
Một nghiên cứu mới cho thấy, sự tàn phá rừng kinh hoàng đang xảy ra không chỉ trên khắp Amazon, mà đáng lo ngại là nhiều nơi khác, những cánh rừng cũng đang bị suy giảm.