Bảo tàng tỉnh Hà Giang tổ chức khai quật khảo cổ tại khu vực nền chùa cũ ở thôn Bó Củng, thị trấn Yên Phú, huyện Bắc Mê.

Xuất lộ dấu tích kiến trúc cổ ở vùng cao Bắc Mê

Thực hiện Quyết định số 656 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc cho phép Bảo tàng tỉnh Hà Giang khai quật khảo cổ tại khu vực nền chùa cũ (chùa Ba Tự) thuộc thôn Bó Củng, thị trấn Yên Phú, huyện Bắc Mê, từ ngày 1/4, Bảo tàng tỉnh Hà Giang phối hợp cán bộ chuyên môn Viện Khảo cổ học tiến hành khai quật trên diện tích 80m2.
Khu vực hố khai quật hai thuyền cổ tại phường Hà Mãn, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Bắc Ninh khai quật khẩn cấp hai thuyền cổ mới phát hiện

Sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh đang phối hợp Viện Khảo cổ học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam thực hiện khai quật khẩn cấp hai thuyền cổ mới được người dân phát hiện tại khu phố Công Hà, phường Hà Mãn, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Đây là một phát hiện rất có giá trị về lịch sử và văn hóa đối với vùng đất cổ Luy Lâu.
Ván lửa được khai quật tại di chỉ khảo cổ Caoyangang ở tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc. (Ảnh: Tân Hoa xã)

Trung Quốc khai quật phát hiện bộ công cụ tạo lửa 7.000 năm tuổi

Các nhà khảo cổ học Trung Quốc mới đây đã khai quật được một bộ công cụ tạo lửa có niên đại khoảng 7.000 năm tại một di chỉ khảo cổ ở tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc. Phát hiện này chứng minh rằng đây là công cụ tạo lửa sớm nhất được phát hiện ở Trung Quốc cho đến nay.
Các di vật, hiện vật quý thu thập được trong đợt khai quật lần thứ 3 năm 2024 tại Di chỉ khảo cổ học Thác Hai được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk.

Tiếng vọng lịch sử từ Di chỉ Thác Hai

Di chỉ khảo cổ học Thác Hai được Bảo tàng Đắk Lắk phối hợp Bảo tàng Lịch sử quốc gia khai quật trong các năm 2021 và 2022, đã thu được nhiều di vật, hiện vật quý, độc đáo, lần đầu được phát hiện trong khu vực Tây Nguyên. Trong đó có bộ “Sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” đã được công nhận là Bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk. Tại lần khai quật thứ ba vừa qua, nhiều di vật quý tiếp tục được phát hiện, mở ra nhiều khám phá về lịch sử vùng đất cao nguyên.
Mốc cảnh giới cắm tại Di chỉ khảo cổ Chăm Phong Lệ sau hơn 10 năm khai quật.

[Ảnh] Di chỉ khảo cổ Chăm Phong Lệ sau hơn 10 năm khai quật

Sau hơn 10 năm khai quật, khảo cổ, đến nay, Di chỉ khảo cổ Chăm Phong Lệ (phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng) đã được UBND thành phố Đà Nẵng công nhận là di tích khảo cổ cấp thành phố. Tuy nhiên, Đề án khảo cổ và phát huy giá trị khu di tích Chăm Phong Lệ sau bổ sung, điều chỉnh, hiện nay vẫn chưa triển khai. Người dân sống trong khu vực quy hoạch của dự án vẫn mỏi mòn chờ di dời, giải tỏa.
Ngói lợp mái kiến trúc cung điện thời Trần khai quật tại khu khảo cổ học xã Hồng Minh (Hưng Hà, Thái Bình).

Đưa khu di tích khảo cổ học thời Trần ở Thái Bình trở thành di tích cấp Quốc gia

Thông tin cho Nhân Dân điện tử, UBND huyện Hưng Hà (tỉnh Thái Bình) cho biết: Địa phương đang nỗ lực phối hợp các ban, ngành chuyên môn của tỉnh hoàn thiện thủ tục, hồ sơ trình tỉnh để đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH, TT và DL) xem xét đưa khu di tích khảo cổ học thời Trần tại xã Hồng Minh (huyện Hưng Hà) trở thành di tích cấp Quốc gia.

Phát hiện di cốt thời Đông Sơn trong hố khai quật H1 ở di chỉ Vườn Chuối.

Xuất lộ nhiều chứng tích văn hóa thú vị tại Di chỉ Vườn Chuối

Sau hơn một tháng tiến hành đợt khai quật khảo cổ học lần thứ 10, tại di chỉ Vườn Chuối (thuộc thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội) đã tìm thấy nhiều hiện vật quý thuộc văn hóa Đông Sơn và cho hy vọng sẽ tìm thấy thêm hiện vật thuộc các giai đoạn sớm hơn như Gò Mun, Đồng Đậu. Đây là những chứng tích quan trọng khẳng định quá trình cư trú lâu dài và liên tục của những cư dân tiền - sơ sử trên khu vực này.