Tọa đàm nhằm đưa ra các giải pháp đột phá để hoàn thiện hệ thống cảnh báo sớm cho người dân ở những vùng sâu, vùng xa thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai.
Tại Tọa đàm, Thứ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Lê Công Thành nhấn mạnh rằng tình hình thiên tai đang diễn ra ngày càng phức tạp và khó lường. Cảnh báo sớm và hành động tại cộng đồng được xác định là yếu tố then chốt để giảm thiểu thiệt hại.
![]() |
Thứ trưởng Nông nghiệp và Môi trường, Lê Công Thành phát biểu tại Tọa đàm. |
Mặc dù công nghệ dự báo đã có nhiều tiến bộ, việc truyền đạt cảnh báo đến từng xã, thôn, bản vẫn là thách thức lớn, đặc biệt ở những nơi hạn chế thông tin. Theo đó, cần tăng cường chia sẻ dữ liệu cảnh báo và phát triển hệ thống cảnh báo tự động ở các khu vực có nguy cơ cao, kết hợp giữa kinh nghiệm bản địa và công nghệ hiện đại.
![]() |
TS Cao Đức Phát, Chủ tịch Quỹ Cộng đồng Phòng tránh thiên tai phát biểu tại Tọa đàm. |
Chia sẻ tại tọa đàm, TS Cao Đức Phát, Chủ tịch Quỹ Cộng đồng Phòng tránh thiên tai, cho biết sau khi triển khai quyết định về cảnh báo sớm sạt lở đất và lũ quét, đã có 843 trạm đo mưa, 16 tháp cảnh báo lũ và 85 đội xung kích cấp xã được thiết lập. Tuy nhiên, hệ thống hiện tại chưa đồng bộ và cần được cải thiện. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chọn lựa công nghệ giám sát thích hợp và tích hợp bản đồ rủi ro vào hệ thống trực tuyến địa phương.

Nghiêm túc đánh giá, rút kinh nghiệm để có giải pháp ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai tốt hơn
Ông cũng chỉ ra rằng, trong nhiều năm qua, phần lớn thiệt hại về người do lũ quét và sạt lở đất gây ra. Để giảm thiểu thiệt hại, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam với năm nội dung chính, trong đó có việc thiết lập và duy trì hệ thống thông tin cảnh báo sớm.