Hãng truyền thông Đức Correctiv ngày 13/3 đưa tin, Washington và Moskva đang thảo luận về một thỏa thuận lớn nhằm cho phép nối lại xuất khẩu năng lượng của Nga sang Liên minh châu Âu (EU).
Phát biểu với báo giới sau hội đàm, các Bộ trưởng Ngoại giao Nga và Thổ Nhĩ Kỳ cho biết đã thảo luận về một loạt vấn đề, trong đó có thỏa thuận ngũ cốc, các cuộc đàm phán về Syria, xung đột tại Ukraine, tình hình Nam Kavkaz, hợp tác song phương Nga-Thổ Nhĩ Kỳ…
Theo hãng tin TASS của Nga, tối 11/2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho rằng, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nên tổ chức cuộc họp khẩn để thảo luận về những phát hiện gần đây liên quan vụ nổ hồi tháng 9/2022 tại đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương bắc.
Ngày 18/11, một công tố viên Thụy Điển cho biết, các nhà điều tra đã tìm thấy dấu vết chất nổ tại các vị trí đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc bị hư hại, qua đó xác nhận có hành động phá hoại.
Các công tố viên Liên bang Đức ngày 10/10 cho biết đã phối hợp các đối tác châu Âu mở cuộc điều tra về các sự cố dẫn đến rò rỉ khí đốt của 2 tuyến đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 và Dòng chảy phương Bắc 2.
Ngày 3/10, Cơ quan công tố Thụy Điển thông báo đã phong tỏa khu vực chung quanh đoạn đường ống Dòng chảy phương Bắc bị rò rỉ nằm trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) nước này trên Biển Baltic để tiến hành điều tra về vụ việc trên.
Ngày 30/9, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) cảnh báo những vết nứt trên hệ thống đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc chạy dưới biển Baltic, đoạn qua Thụy Điển và Đan Mạch, có thể dẫn tới vụ rò khí methane gây hại môi trường lớn nhất được ghi nhận từ trước đến nay.
Ngày 30/9, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra quốc tế kỹ càng về sự cố rò rỉ khí đốt tại hệ thống đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc ở Biển Baltic.
Ngày 27/7, lượng khí đốt của Nga qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 vào Đức đã giảm, sau khi Tập đoàn Gazprom tiếp tục cắt giảm công suất của tuyến vận chuyển này vốn cung cấp phần lớn khí đốt xuất khẩu của Nga cho Liên minh châu Âu (EU).
Nord Stream AG lưu ý rằng, công tác bảo dưỡng hằng năm đã được lên kế hoạch trước và tiến độ thực hiện đã được thống nhất và phối hợp các đối tác trong việc vận chuyển khí đốt.
Tình trạng sụt giảm lượng khí đốt tự nhiên nhập khẩu từ Nga đã buộc các nước châu Âu phải sử dụng nguồn khí đốt dự trữ. Tại châu Âu, khí đốt thường được bơm vào kho dự trữ vào mùa hè để dự trữ cho thời gian cao điểm vào mùa đông.
Giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu đã tăng mạnh vào hôm 15/6, sau khi Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga công bố kế hoạch cắt giảm sản lượng cung cấp qua đường ống dẫn khí Dòng chảy Phương Bắc (Nord Stream).
Ngày 18/10, công ty vận hành dự án Dòng chảy phương bắc 2 (Nord Stream 2) thông báo đã hoàn tất quy trình dẫn đầy khí đốt cho đường ống đầu tiên trong dự án.