Samsung Việt Nam đặt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2027, sớm hơn 3 năm so với cam kết toàn cầu của tập đoàn Samsung trong khuôn khổ sáng kiến RE100.
Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA) cho biết, thế giới đạt mức tăng trưởng chưa từng có về năng lượng tái tạo trong năm 2024, chủ yếu nhờ động lực mạnh mẽ từ châu Á, nhất là Trung Quốc. Tuy nhiên, các nỗ lực toàn cầu nhằm ứng phó biến đổi khí hậu, trong đó có phát triển năng lượng tái tạo, cần được đẩy nhanh và mạnh hơn nữa.
Công ty cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông và VinFast Energy mới đây đã ký kết thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển các giải pháp lưu trữ năng lượng tiên tiến, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng bền vững tại Việt Nam.
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 126/TB-VPCP, ngày 19/3/2025, kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn tại cuộc họp rà soát Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Ngày 22/2, tại huyện Bác Ái (Ninh Thuận), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Ban Quản lý dự án Điện 3 triển khai thi công công trình Nhà máy thủy điện tích năng Bác Ái - giai đoạn 2.
Công ty Truyền tải điện 3 quản lý, vận hành lưới điện trên địa bàn 9 tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Thời gian qua, công ty đã có những giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý, điều độ và vận hành lưới điện truyền tải, nhất là nguồn năng lượng tái tạo ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống điện quốc gia.
Ngày 18/12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Đà Nẵng phối hợp Trung tâm Nghiên cứu Xây dựng Năng lực Thích ứng (CAB) tổ chức Hội thảo Đánh giá nhu cầu về xây dựng năng lực thực hành năng lượng bền vững tại thành phố Đà Nẵng.
Để thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh, sạch, giảm phát thải nhằm hướng đến mục tiêu trung hòa các-bon vào năm 2050, Việt Nam đã có nhiều cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển dịch năng lượng một cách hiệu quả, bền vững. Tuy nhiên, việc chuyển dịch năng lượng hiện đối mặt nhiều thách thức, cần sớm có các giải pháp tháo gỡ.
Chiều 14/8, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp, kết hợp trực tuyến với một số bộ, ngành, địa phương nghe báo cáo việc ban hành bổ sung, cập nhật Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch Ðiện VIII).
Theo các cơ quan quản lý và doanh nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh, những vướng mắc kéo dài về chính sách thu mua điện mặt trời áp mái trong thời gian qua gây lãng phí lớn nguồn điện tái tạo, tác động xấu đến nhà đầu tư cũng như làm thiệt hại cho Nhà nước.
Năm 2019, Amazon đặt mục tiêu toàn bộ các hoạt động toàn cầu của mình, bao gồm trung tâm dữ liệu, tòa nhà công ty, cửa hàng tạp hóa và trung tâm xử lý đơn hàng, sẽ sử dụng 100% năng lượng tái tạo vào năm 2030. Ngày 1/8, tập đoàn Amazon tuyên bố, mục tiêu này đã đạt được trước thời hạn 7 năm.
Ngày 10/7, tại Trung tâm triển lãm hội nghị quốc tế Sky Expo Việt Nam (Công viên phần mềm Quang Trung, quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh), hội nghị và triển lãm năng lượng Solar & Storage Live Vietnam 2024, được tổ chức nhằm giới thiệu các giải pháp mới về năng lượng tái tạo, thúc đẩy các dự án điện mặt trời và lưu trữ năng lượng phát triển mạnh mẽ hơn nữa tại Việt Nam.
Báo cáo Đầu tư Năng lượng thế giới hằng năm của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho thấy, đầu tư toàn cầu vào công nghệ và cơ sở hạ tầng năng lượng sạch dự kiến đạt 2.000 tỷ USD trong năm nay, gấp đôi mức dành cho nhiên liệu hóa thạch. Sự gia tăng chi tiêu cho năng lượng sạch là nhờ kinh tế phát triển mạnh mẽ, cũng như chính sách mới về an ninh năng lượng. Tuy nhiên, để đáp ứng các mục tiêu toàn cầu trung hạn nhằm giảm lượng khí thải các-bon đòi hỏi đến năm 2030 thế giới phải tăng gấp đôi đầu tư vào năng lượng tái tạo.
Trước xu hướng chuyển dịch năng lượng toàn cầu cũng như những cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 về lộ trình giảm phát thải về 0 vào năm 2050, việc chuyển đổi sử dụng năng lượng từ nhiên liệu có mức độ phát thải các-bon lớn (nhiên liệu hóa thạch) sang các nguồn nhiên liệu sạch là tất yếu. Trong bối cảnh đó, hydrogen được xem là nguồn năng lượng ưu tiên triển khai, phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia và dự báo sẽ chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu năng lượng của Việt Nam thời gian tới.
Báo cáo Đánh giá điện năng toàn cầu của tổ chức nghiên cứu Ember cho thấy, việc phát triển điện mặt trời và điện gió đã giúp nâng tỷ lệ năng lượng tái tạo lên mức cao kỷ lục, đóng góp tới hơn 30% sản lượng điện toàn cầu trong năm 2023, đưa thế giới tiến gần hơn mục tiêu tăng gấp ba công suất năng lượng tái tạo vào năm 2030. Đây là tín hiệu tích cực trong tiến trình chuyển đổi nhằm hiện thực hóa “giấc mơ năng lượng xanh” của nhân loại.
Theo Bộ Công thương, phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu nhằm mục đích tự sử dụng, tự cung tự cấp cho nhu cầu của chính mình, giảm bớt mua điện từ hệ thống điện quốc gia, giảm áp lực cho hệ thống điện.
Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) được Thủ tướng Chính phủ ban hành đã nhấn mạnh việc khuyến khích phát triển mạnh mẽ các nguồn năng lượng tái tạo nhằm giảm sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng từ hóa thạch.
Mô hình “Ánh sáng vùng biên” do Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình triển khai trong những năm qua đã giúp cho các bản, làng xa xôi sáng bừng ánh điện. Công trình dân sinh có ý nghĩa nhân văn này góp phần quan trọng bảo đảm an ninh trật tự, nâng cao đời sống tinh thần người dân trên hai tuyến biên giới, tăng cường sự gắn bó giữa bộ đội và đồng bào để cùng chung tay bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 165/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về xây dựng, ban hành cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái lắp đặt tại nhà dân, cơ quan công sở, khu công nghiệp.
Thông tin từ Đại sứ quán Anh tại Việt Nam cho biết, các nhà đầu tư tác động xã hội và môi trường của Vương quốc Anh gồm Tổ chức Đầu tư quốc tế Anh (BII) và Tổ chức Tài chính phát triển (DFI) sẽ hợp tác cùng công ty năng lượng hàng đầu Nhật Bản Idemitsu Kosan (IKC) đầu tư chung vào Skye Renewables Energy Pte Ltd (Skye).
Ngày 9/1, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024.
Sau khi Quyết định 13/2020/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam hết hiệu lực từ ngày 1/1/2021, việc phát triển điện mặt trời mái nhà với mục đích tự sử dụng, tự sản tự tiêu (không bán lên lưới điện quốc gia) đang gặp nhiều vướng mắc. Vì vậy, việc xây dựng chính sách mới để không tạo khoảng trống pháp lý cho phát triển điện mặt trời mái nhà là vô cùng cần thiết.
Ngày 25/12, Thanh tra Chính phủ ban hành thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong quản lý, thực hiện quy hoạch và đầu tư xây dựng các công trình điện theo Quy hoạch điện VII và Quy hoạch điện VII điều chỉnh.
Việt Nam có ưu thế của một thị trường tiềm năng để gia tăng hàm lượng nội địa trong phát triển năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, để bứt phá trong lĩnh vực này, rất cần có các chính sách phù hợp cùng nguồn lực đầu tư và nguồn nhân lực chất lượng cao để nắm bắt cơ hội thúc đẩy chuyển dịch năng lượng.
Việt Nam có nhiều cơ hội, thuận lợi phát triển điện khí LNG. Đây là lĩnh vực thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp và các nhà đầu tư, góp phần thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, hứa hẹn sự phát triển mạnh mẽ thị trường điện khí LNG. Bên cạnh cơ hội, phát triển điện khí LNG tại Việt Nam hiện đối diện những khó khăn, vướng mắc cần sớm được giải quyết.
Đại biểu Quốc hội phản ánh việc nhiều doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư điện mặt trời áp mái tự sản tự tiêu nhưng chưa thực hiện được do thiếu cơ chế, chính sách, hành lang pháp lý.
Trung tâm Năng lượng tái tạo Melbourne được kỳ vọng sẽ là một trong những trung tâm năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới và là nơi có hệ thống pin lưu trữ lớn nhất khu vực châu Á và châu Đại Dương.
Ngành năng lượng điện mặt trời của Trung Quốc tăng trưởng ấn tượng, công suất phát điện tăng thêm của điện mặt trời trong nửa đầu năm nay gần bằng mức cả năm 2022.
Việc tập trung vào các ngành sản xuất năng lượng tái tạo được dự báo có thể đem về doanh thu bền vững trị giá tới 100 tỷ USD cho khu vực Đông Nam Á vào năm 2030.
Trong bối cảnh thế giới đẩy nhanh việc giảm lượng khí thải và chuyển đổi năng lượng nhằm đạt mục tiêu về trung hòa các-bon, việc đầu tư phát triển năng lượng sạch được chú trọng hơn bao giờ hết. Thực thi cam kết đi đầu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, Mỹ và châu Âu đưa ra những chính sách ưu tiên phát triển năng lượng sạch và ghi nhận kết quả tích cực.