Rơ Măm

Rơ Măm
  • Tên gọi khác: Rơ Măm

  • Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me (ngữ hệ Nam Á). Người Rơ Măm hiện sử dụng thành thạo tiếng nói của nhiều dân tộc, trong đó có tiếng phổ thông.

  • Cư trú: Trải qua nhiều biến cố, nay chỉ còn một làng với dân số ít ỏi ở nơi tiếp giáp Việt Nam - Campuchia, thuộc huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum.

  • Lịch sử: Về nguồn gốc lịch sử của người Rơ Măm, nhìn chung chưa được các nhà khoa học xác định rõ, chỉ biết tộc người này đã có mặt ở Việt Nam từ lâu.

Phụ nữ Rơ Măm ở làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy dệt thổ cẩm.

Ấm no ở những bản làng người Brâu, Rơ Măm

Trong những năm qua, quán triệt, thực hiện chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người, tỉnh Kon Tum đã có nhiều cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ, phát triển, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người Brâu và Rơ Măm; góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, tăng cường niềm tin của đồng bào dân tộc thiểu số đối với Ðảng, Nhà nước.
Người Rơ Măm ở làng Le (xã Mô Rai, huyện Sa Thầy) (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Dân tộc Rơ Măm

Dân tộc Rơ Măm đứng thứ ba trong số những dân tộc có dân số ít nhất ở Việt Nam (chỉ cao hơn dân tộc Brâu và Ơ Đu). Người Rơ Măm hiện nay có cuộc sống định canh định cư, tập trung phát triển kinh tế và bảo tồn văn hóa truyền thống.