Theo đó, đã có 13 doanh nghiệp đến từ Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội nộp hồ sơ đăng ký.
Các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên thu hút đầu tư vào Cụm công nghiệp Hòa Liên như: sản xuất, lắp ráp ô-tô, linh kiện, thân xe ô-tô, container, logistics; sản xuất, gia công cơ khí như: cơ khí tiêu dùng…
Về quy mô dự kiến đầu tư trong Cụm công nghiệp Hòa Liên, có 2 doanh nghiệp có vốn đầu tư dự án dự kiến 1.500-2.500 tỷ đồng; 11 doanh nghiệp còn lại có dự án tổng vốn đầu tư trên dưới 100 tỷ đồng/dự án.
Qua chấm chọn, có 7/13 doanh nghiệp đạt từ 60 điểm trở lên, đủ điều kiện vào hoạt động trong Cụm công nghiệp Hòa Liên. Tuy nhiên, diện tích đất bố trí cho hoạt động sản xuất công nghiệp tại Cụm công nghiệp Hòa Liên chỉ có 42,64ha, không bảo đảm đáp ứng tổng nhu cầu hơn 52,74 ha diện tích của 7 doanh nghiệp.

Đà Nẵng thành lập Cụm công nghiệp Hòa Liên
Do đó, Hội đồng chấm chọn đã xem xét, thống nhất lựa chọn 4 doanh nghiệp đạt từ 60 điểm trở lên, xếp theo thứ tự từ cao đến thấp, với tổng lũy kế diện tích của 4 doanh nghiệp cần thuê là gần 44,19ha.
4 doanh nghiệp được lựa chọn gồm: Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Thành Đô, diện tích đầu tư dự kiến hơn 23,17ha; Công ty cổ phần City Auto, diện tích thuê dự kiến hơn 14,4ha; Công ty TNHH Ô-tô Thế giới, diện tích thuê gần 2,3ha; Công ty TNHH Minh Long, diện tích thuê hơn 4,2ha.
Cả 4 doanh nghiệp được lựa chọn đều đến từ Thành phố Hồ Chí Minh, hoạt động ngành nghề sản xuất, lắp ráp ô-tô; sản xuất linh kiện ô-tô; đầu tư dự án logistics phục vụ sản xuất, lắp ráp ô-tô.
Đến thời điểm hiện tại, Cụm công nghiệp Hòa Liên cũng đạt tỷ lệ lấp đầy 100% chỉ ngay sau lần đầu mở đăng ký nhận hồ sơ, sau Cụm công nghiệp Cẩm Lệ.