Hai tháng đầu năm 2025, ngành du lịch Hà Nội đã đón 4,59 triệu lượt khách, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2024; trong đó, khách quốc tế tăng trưởng mạnh, đạt 1,05 triệu lượt, tăng 13%. Ðể duy trì đà tăng trưởng ổn định, tăng 31% trong năm 2025, ngành du lịch Thủ đô cần triển khai nhiều giải pháp.
Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đã đưa ra định hướng và lộ trình phát triển không gian Thủ đô Hà Nội đến các mốc thời gian nêu trên.
Huyện Đông Anh (Hà Nội) là địa bàn có tốc độ đô thị hóa cao, nơi làng đang rục rịch lên phố. Điều này đặt ra nhiều thách thức trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. Song, với việc triển khai nghiêm túc, sáng tạo Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh, Đông Anh đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong gìn giữ văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn hóa mới.
Với 1.206 lễ hội, Hà Nội là địa phương có số lượng lễ hội lớn nhất cả nước. Việc tổ chức lễ hội bảo đảm bản sắc văn hóa, an toàn, lành mạnh và văn minh là một nỗ lực rất lớn của cấp ủy, chính quyền cũng như nhân dân, nhất là vai trò của cán bộ văn hóa ở cơ sở, Ban quản lý di tích địa phương.
Cùng với thời gian, sự tác động của thiên nhiên, con người, những biến động xã hội, nhiều di tích bị hư hại, thậm chí bị phá hủy hoàn toàn. Đối với những phế tích có giá trị đặc biệt quan trọng, việc phục dựng để cộng đồng có thể hiểu thêm về lịch sử, văn hóa dân tộc, đồng thời, tạo điểm nhấn phục vụ du lịch là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, việc phục dựng cần hết sức cẩn trọng, bảo đảm các yếu tố khoa học, kiến trúc, mỹ thuật... tránh tình trạng làm lệch lạc, méo mó, biến dạng di sản.
Huyện Đông Anh trở thành quận không chỉ là ý chí, khát vọng của cấp ủy, chính quyền và nhân dân huyện, mà còn là sự tất yếu của quá trình phát triển. Với sự đồng thuận cao, người dân Đông Anh mong muốn lộ trình thành lập quận Đông Anh và các phường thuộc quận sớm thành hiện thực.
Để các di tích, danh lam thắng cảnh ngày một văn minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội phối hợp ngành văn hóa triển khai mô hình “Danh lam thắng cảnh, Di tích lịch sử kiểu mẫu”. Việc triển khai mô hình này giúp các di tích, danh lam trở nên xanh, sạch, đẹp hơn; đồng thời hạn chế những biểu hiện tiêu cực trong văn hóa ứng xử khi tham quan di tích.
Hoạt động của các nhà văn hóa luôn là nỗi băn khoăn của bất kỳ địa phương nào. Nhiều nhà văn hóa được xây dựng khang trang nhưng hoạt động kém hiệu quả. Song, với việc xây dựng các ban chủ nhiệm để quản lý, thu hút cộng đồng qua các câu lạc bộ, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã làm cho nhà văn hóa thật sự trở thành không gian sinh hoạt sôi nổi của cộng đồng.
Trong những ngày nghỉ lễ 30/4, 1/5, các đơn vị nghệ thuật của trung ương và thành phố Hà Nội tổ chức hàng chục buổi biểu diễn phục vụ nhân dân trên địa bàn.
Ngày 9/8, tại Hà Nội, Hội Kiến trúc sư Việt Nam đã có buổi gặp gỡ báo chí để chính thức đưa ra các ý kiến theo chuyên môn và trách nhiệm của Hội về Quy hoạch chi tiết bán đảo Quảng An và dự án xây dựng nhà hát tại khu vực Đầm Trị (quận Tây Hồ, Hà Nội).
Sáng 16/2, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã có buổi làm việc với Huyện ủy Đông Anh về tình hình thực hiện các nhiệm vụ chính trị trên địa bàn.
Không nhiều địa phương sở hữu nhiều di chỉ khảo cổ như Hà Nội, với Hoàng thành Thăng Long, Vườn Chuối, Đình Tràng, Thành Dền, Cổ Loa…. Những di chỉ khảo cổ này chứa đựng lịch sử hàng nghìn năm, những kho tàng thông tin tư liệu vô cùng quý giá về cuộc sống của người xưa cách chúng ta nhiều thiên niên kỷ.