Ngày 1/8, Sri Lanka đã đưa ra lời kêu gọi khẩn cấp nhằm giải quyết tình trạng suy dinh dưỡng đang ngày càng gia tăng ở trẻ em, khi cuộc khủng hoảng kinh tế khiến 90% dân số nước này phụ thuộc vào cứu trợ của nhà nước.
Tân Tổng thống Sri Lanka Ranil Wickremesinghe ngày 29/7 đã gửi thư cho các thành viên quốc hội, mời họ thành lập 1 chính phủ đoàn kết dân tộc với sự tham gia của tất cả các đảng phái để giúp Sri Lanka phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ hiện nay.
Ông Ranil Wickremesinghe đã bắt đầu đàm phán với các đảng đối lập về việc thành lập một chính phủ có đại diện của tất cả các bên, nhằm tạo lập niềm tin vào chính quyền mới.
Ngày 27/7, Quốc hội Sri Lanka đã bỏ phiếu thông qua việc ban bố tình trạng khẩn cấp, vốn được Tổng thống Ranil Wickremesinghe đưa ra hồi trung tuần tháng này, đồng thời cho phép gia hạn lệnh này.
Sri Lanka đã mở lại các trường học vốn bị đóng cửa gần 1 tháng qua do thiếu nhiên liệu. Tuy nhiên, các trường học sẽ chỉ mở cửa 3 ngày trong tuần và tổ chức học trực tuyến vào 2 ngày còn lại.
Chỉ thị đẩy nhanh quá trình phân phối nhiên liệu được tân Tổng thống Sri Lanka đưa ra trong bối cảnh các trường học ở nước này sẽ hoạt động trở lại sau vài tuần đóng cửa do thiếu nhiên liệu.
Sáng 20/7, Quốc hội Sri Lanka gồm 225 thành viên tiến hành bầu tổng thống mới thay thế Tổng thống Gotabaya Rajapaksa - người đã rời khỏi đất nước và thông báo từ chức hồi tuần trước.
Ngày 19/7, an ninh đã được tăng cường ở trong và chung quanh tòa nhà Quốc hội Sri Lanka, sau khi Chủ tịch Quốc hội nước này, ông Mahinda Yapa Abeywardena, đề nghị Tổng thanh tra cảnh sát điều tra chi tiết một số bài viết kích động trên mạng xã hội đe dọa các nghị sĩ.
Quyền Tổng thống Sri Lanka Ranil Wickremesinghe ngày 18/7 thông báo, các cuộc đàm phán của nước này với Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã gần đi đến hồi kết, trong khi các cuộc thương lượng về viện trợ nước ngoài cũng đạt được tiến bộ.
Tập đoàn Xăng dầu quốc gia Ceylon (CPC) của Sri Lanka và chi nhánh Tập đoàn dầu mỏ Ấn Độ tại Sri Lanka (LIOC) đã thông báo giảm giá bán lẻ nhiên liệu từ đêm 17/7.
Ngày 18/7, Chính phủ Sri Lanka ra thông báo cho biết, quyền Tổng thống Ranil Wickremesinghe đã ban bố tình trạng khẩn cấp trong nỗ lực giải quyết tình trạng bất ổn xã hội, cũng như cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng tại quốc gia Nam Á này.
Khủng hoảng chính trị tại Sri Lanka đã dẫn đến việc Tổng thống Gotabaya Rajapaksa từ chức. Giờ đây, nước này còn đối mặt với khủng hoảng kinh tế sau khi trải qua nhiều tháng thiếu lương thực và nhiên liệu, cạn kiệt ngoại tệ, mất điện kéo dài và lạm phát phi mã...
Ngày 14/7, những người biểu tình chống chính phủ ở Sri Lanka tuyên bố sẽ rời khỏi các tòa nhà chính phủ mà họ đã chiếm đóng những ngày qua, nhưng vẫn tiếp tục gây sức ép.
Ngày 13/7, Tổng thống tạm quyền kiêm Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe đã ban bố lệnh giới nghiêm trên phạm vi toàn quốc có hiệu lực ngay lập tức và kéo dài đến 5 giờ (giờ địa phương) ngày 14/7.
Trong một động thái đầy bất ngờ, Tổng thống Sri Lanka, ông Gotabaya Rajapaksa, mới đây tuyên bố với phe đối lập rằng, ông sẽ không từ chức cho tới khi ông và gia đình có 1 lối an toàn ra khỏi đất nước này.
Hãng tin Reuters dẫn 1 nguồn tin Chính phủ Sri Lanka xác nhận, Tổng thống nước này Gotabaya Rajapaksa đã rời đất nước vào rạng sáng 13/7 theo giờ địa phương, chỉ vài giờ trước khi ông dự kiến chính thức thông báo quyết định từ chức.
Ngày 11/7, Văn phòng Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe nhấn mạnh, toàn bộ Nội các nước này sẽ từ chức chỉ khi đạt được thỏa thuận thành lập chính phủ mới gồm đại diện của tất cả các chính đảng.
Sử dụng bếp củi để nấu ăn, hay chuyển sang di chuyển bằng xe đạp, là những cách mà nhiều người dân Sri Lanka áp dụng trong cơn bão giá năng lượng và nhiên liệu hiện nay. Nếu không có sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, đảo quốc Nam Á khó có thể thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị nghiêm trọng.
Phát biểu trên truyền hình, Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka cho biết Tổng thống Mahinda Abeywardana từ chức để bảo đảm cho một quá trình chuyển giao quyền lực hòa bình.
Reuters dẫn nguồn tin Bộ Quốc phòng Sri Lanka cho biết, Tổng thống Gotabaya Rajapaksa (G.Ra-gia-pắc-xa) đã phải đi lánh nạn trong bối cảnh người biểu tình quá khích bao vây và tìm cách xông vào Phủ Tổng thống, yêu cầu ông từ chức.
Một đám đông người biểu tình đã xông vào và phóng hỏa dinh thự của Thủ tướng và lực lượng cứu hỏa đã không thể tiếp cận dinh thự này do người biểu tình chặn xe.
Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe ngày 9/7 cho biết, ông sẵn sàng từ chức để mở đường cho một chính phủ mới với đại diện của tất cả các đảng phái.