Chiều 18/12, Báo Nhân Dân khai mạc Triển lãm tương tác “Những trận đánh nổi tiếng, những vị tướng tài danh”, ca ngợi những chiến công hiển hách và tôn vinh những vị tướng tài danh của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng thông qua những bản đồ, hình ảnh, âm thanh, tư liệu,… được trình bày trực quan, khoa học, ấn tượng.
Sau chiến thắng ngày 7/1/1979, mặc dù chế độ diệt chủng Pôn Pốt - Iêng Xari bị lật đổ nhưng đất nước Campuchia đứng trước muôn vàn khó khăn, thử thách. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước Cộng hòa nhân dân Campuchia đã đề nghị Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cử Quân tình nguyện và Chuyên gia quân sự giúp cách mạng Campuchia.
Lãnh thổ quốc gia Việt Nam được hình thành, tồn tại suốt hàng nghìn năm lịch sử cùng với các quốc gia trên thế giới, trong khu vực và các nước láng giềng. Trải qua hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, ông cha ta luôn coi biên cương là “phên dậu” của Tổ quốc, mọi biến động nơi biên cương đều liên quan đến sự an nguy của đất nước. Kế thừa và phát huy truyền thống bảo vệ biên cương của dân tộc, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đến nhiệm vụ bảo chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Cách đây 64 năm, ngày 3/3/1955, Ðại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam đã ký Quyết định số 15 thành lập “Ban nghiên cứu sân bay”, với nhiệm vụ: Tiếp quản, chỉ huy và quản lý các sân bay hiện có, đồng thời giúp Bộ Quốc phòng nghiên cứu về tổ chức, xây dựng lực lượng Không quân. Ngày 3/3/1955 đã trở thành ngày thành lập của Không quân nhân dân Việt Nam Anh hùng.
Để đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển Quân đội và chiến đấu bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, ngày 22/10/1963, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh và Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 50/QĐ thành lập Quân chủng Phòng không - Không quân, trên cơ sở hợp nhất Bộ Tư lệnh Phòng không và Cục Không quân.
Kế thừa tư tưởng xây dựng quân đội “Quân cốt tinh, không cốt nhiều” của dân tộc, nắm vững quy luật về tổ chức quân sự của chiến tranh nhân dân Việt Nam, suốt 80 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam từng bước được xây dựng vững mạnh về chính trị, tổ chức biên chế, có cơ cấu cân đối, hợp lý giữa các thành phần, giữa lực lượng thường trực và lực lượng dự bị, giữa số lượng và chất lượng, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ quân sự, quốc phòng của từng giai đoạn, phù hợp với phương thức tác chiến của ta.
Giải phóng quân, bước đầu của quân đội quốc gia, đã thành lập trong tình thế nào, nhân thời cơ nào, sau những cuộc chuẩn bị như thế nào và giữa cao trào đấu tranh như thế nào?
Tối 13/12, tại thủ đô Vientiane, Văn phòng Tùy viên Quốc phòng Việt Nam tại Lào tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024).
Ngày 12/12, Quân khu I và tỉnh Thái Nguyên tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân và khánh thành Công trình tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử cấp quốc gia địa điểm thành lập Đội Cứu quốc quân II tại rừng Khuôn Mánh, xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai.
Ngày 12/12, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế (15/12/1964 - 15/12/2024).
Trải qua 60 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ đơn vị đã kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang của Quân đội Nhân dân Việt Nam, Công an nhân dân vũ trang, lập được nhiều chiến công xuất sắc, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, giữ gìn cuộc sống bình yên cho nhân dân.
Cục Cứu hộ-Cứu nạn là đơn vị có chức năng quan trọng trong công tác phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, thực hiện “nhiệm vụ chiến đấu thời bình” của Quân đội.
Chiến thắng Ðường 9-Khe Sanh xuân hè 1968 của quân và dân ta đã tạc vào lịch sử hiện đại một nét son chói ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.
Với tư duy và tầm nhìn chiến lược, ngày 15/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh thành lập Phòng Quân giới trực thuộc Bộ Quốc phòng. Đây là cơ quan điều hành cao nhất của ngành Quân giới Việt Nam lúc bấy giờ. Thành lập Phòng Quân giới là bước đi khởi đầu hết sức quan trọng và cần thiết để tạo lập nền móng vững chắc cho ngành quân giới-công nghiệp quốc phòng sau này.
Tên tuổi của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh gắn liền với những thời điểm có tính chất bước ngoặt của cách mạng Việt Nam, đặc biệt là những đóng góp quan trọng cho việc xây dựng và củng cố quyết tâm chiến đấu để đánh thắng quân xâm lược Mỹ.
Ngày 10/12, tại thủ đô Moskva, Liên bang Nga đã diễn ra Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân Việt Nam (22/12/1989-22/12/2024).
Ngày 22/12/1944, theo Chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã tuyên bố thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, đội quân chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Qua 80 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Quân ủy Trung ương, quân đội ta đã vượt qua mọi khó khăn, thách thức, hiểm nguy để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ của một 1 đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu.
Bộ đội địa phương là một thành phần trong cơ cấu lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân, được tổ chức ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp quận, huyện, thị xã; là lực lượng nòng cốt trong chiến tranh nhân dân địa phương, lực lượng cơ động chủ yếu trên địa bàn địa phương trong tác chiến.
Đặc công Hải quân (ĐCHQ) là binh chủng “đặc biệt tinh nhuệ”, lực lượng quan trọng của Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng. Trước đòi hỏi cấp bách của chiến trường, ngày 13-4-1966, Đoàn ĐCHQ 126 được thành lập. Đoàn đã có hơn 10 năm chiến đấu ở chiến trường, trong đó bảy năm liên tục chiến đấu mặt trận Cửa Việt, Đông Hà (Quảng Trị), lập nhiều chiến công xuất sắc và đặc biệt xuất sắc.
Mùa xuân này, trên quân cảng Cam Ranh đã xuất hiện một “gương mặt mới” trẻ trung, tràn đầy sức mạnh hiện đại, là đơn vị đặc biệt, là lực lượng chủ lực, tinh nhuệ của Hải quân nhân dân Việt Nam: Đó là Lữ đoàn tàu ngầm 189.
Thu-Đông năm 1947, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã tiến hành chiến dịch phản công, đánh bại hoàn toàn cuộc tiến công quy mô lớn, đầy tham vọng của thực dân Pháp lên căn cứ Việt Bắc, làm phá sản kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh”, để sớm kết thúc chiến tranh của chúng. Đây là chiến dịch đầu tiên của Quân đội ta trong kháng chiến chống thực dân Pháp, có ý nghĩa mang tầm chiến lược, đưa cuộc kháng chiến của dân tộc bước sang giai đoạn mới.
Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện; là đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, gắn bó máu thịt với nhân dân.
Đúng ngày này 30 năm trước, bắt đầu từ 7 giờ (giờ Hà Nội) ngày 8/12/1994, Trung tâm Kiểm soát không lưu đường dài Hồ Chí Minh chính thức tiếp nhận điều hành hoạt động bay trong phần phía nam Vùng thông báo bay (Flight Information Region - gọi tắt là FIR) Hồ Chí Minh.
Ðể kịp thời chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền nam, ngày 19-5-1959, theo Chỉ thị của Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Quân ủy (nay là Quân ủy Trung ương), tổ chức "Ðoàn công tác đặc biệt" (Ðoàn 301), sau gọi là Ðoàn 559, có nhiệm vụ vận chuyển vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng cho chiến trường miền nam; đưa bộ đội, cán bộ cơ quan dân - chính - đảng vào nam, ra bắc theo yêu cầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Trải qua hàng ngàn năm đấu tranh chống giặc ngoại xâm giành, giữ nền độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân tộc Việt Nam đã tích lũy được nhiều tri thức và kinh nghiệm quân sự phong phú, hình thành và phát triển nghệ thuật quân sự rất độc đáo, sáng tạo, mang đậm dấu ấn văn hóa, tư chất và trí tuệ Việt Nam.
Dưới ánh sáng Chỉ thị "Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" của Ban Thường vụ Trung ương Ðảng ngày 12/3/1945, cách mạng Việt Nam bước vào thời kỳ "tiền khởi nghĩa".