Giá cả hàng hóa "ngóng theo" giá xăng dầu

Người dân mua xăng tại cửa hàng xăng dầu huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.

Hàng hóa rục rịch giảm theo giá xăng dầu

Kể từ 15 giờ ngày 21/7, liên Bộ Công thương-Tài chính quyết định điều chỉnh giảm giá bán lẻ đối với các mặt hàng xăng dầu từ 1.100 đến 3.600 đồng/lít. Ðây được coi là sự điều chỉnh kịp thời nhằm giúp người dân, doanh nghiệp giảm áp lực về chi phí nhiên liệu, ổn định cuộc sống và đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh.
(Ảnh minh họa: THÀNH ĐẠT)

Giá xăng 95 giảm hơn 3.600 đồng/lít

Ngày 21/7, liên Bộ Công thương-Tài chính quyết định giảm mạnh giá xăng dầu, theo đó, giá xăng E5RON92 giảm 2.715 đồng/lít, giá xăng RON95-III giảm 3.605 đồng/lít, dầu diesel giảm 1.735 đồng/lít, dầu hỏa giảm 1.099 đồng/lít và dầu mazut giảm 1.664 đồng/kg.
Người dân mua xăng dầu tại cửa hàng xăng dầu trên phố Thái Thịnh, quận Đống Đa, TP Hà Nội.

Giá cả hàng hóa "ngóng theo" giá xăng dầu

Từ 0 giờ ngày 11/7, giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu giảm từ hơn 2.000 đồng đến hơn 3.000 đồng/lít, kg tùy từng chủng loại. Đây là đợt giảm giá mạnh nhất kể từ đầu năm đến nay, sau khi giá xăng neo cao, ở mức gần 33.000 đồng/lít. Theo nhận định của các chuyên gia, đợt giảm giá xăng dầu này thể hiện sự linh hoạt, thích ứng nhanh so với diễn biến thị trường, tuy nhiên, giá cả hàng hóa ít có khả năng giảm theo, bởi việc tăng giảm còn phụ thuộc vào yếu tố cung cầu.
Giá xăng, dầu trong nước đã tăng liên tiếp từ đầu năm đến nay. Ảnh: SONG ANH

Nỗ lực bình ổn thị trường xăng, dầu

Với việc giá dầu thô thế giới tiếp tục duy trì ở mức hơn 100 USD/thùng, giá bán lẻ xăng, dầu tại Việt Nam nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới, gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Bộ Tài chính mới đây đã đánh giá về diễn biến thị trường xăng, dầu thế giới và trong nước sáu tháng đầu năm, từ đó đưa ra một số khuyến nghị chính sách nhằm tăng cường điều hành thị trường và bình ổn giá các mặt hàng xăng, dầu trong sáu tháng cuối năm 2022 và các năm tới.

Áp lực tăng giá hàng hóa khi xăng dầu leo thang

Áp lực tăng giá hàng hóa khi xăng dầu leo thang

Từ đầu năm đến nay các mặt hàng xăng dầu đã có 16 kỳ điều chỉnh với 13 lần tăng giá và giá xăng dầu tiếp tục leo thang đã kéo theo hàng loạt các chi phí khác tăng, như: logistic, nguyên phụ liệu và vận hành nhà máy, điều này đã tác động trực tiếp đến nhiều ngành nghề kinh doanh và làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân cũng như là các hoạt động của doanh nghiệp.

Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu tiếp thu, trao đổi các vấn đề cử tri quan tâm.

Cử tri Thủ đô mong có biện pháp bình ổn giá xăng dầu

Ngày 24/6, đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân TP Hà Nội,  Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội và các đại biểu Quốc hội đơn vị bầu cử số 3 đã tiếp xúc cử tri các quận Thanh Xuân, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khóa XV.

Giá xăng tăng không chỉ gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh, mà còn đẩy giá các loại hàng hóa khác, ảnh hưởng đời sống người dân và nền kinh tế.

Chật vật vì giá xăng dầu tăng

Giá xăng dầu liên tục tăng cao đã tạo áp lực rất lớn đối với các doanh nghiệp. Ðể duy trì sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp buộc phải tiết giảm chi phí, tăng giá sản phẩm hàng hóa.

Các mặt hàng thiết yếu chịu ảnh hưởng của giá xăng, dầu tăng. Ảnh: BẮC SƠN

Tính toán để giảm tác động của giá xăng, dầu

Chỉ vài tháng qua, giá xăng, dầu đã tăng sáu lần liên tiếp. Tác động của nó đã thấy rõ khi hàng loạt mặt hàng khác cũng tăng giá, khiến đời sống của người dân gặp khó khăn. Các ngành nghề kinh doanh sử dụng nhiều xăng, dầu cũng đang lao đao... Vấn đề hiện nay không chỉ là tìm cách kiềm chế xăng, dầu tăng giá mà phải tìm giải pháp an sinh, hỗ trợ những đối tượng bị tác động mạnh trước đà tăng giá này.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)

Bao giờ giá xăng dầu thế giới giảm lại?

Giá xăng dầu thế giới liên tục tăng phi mã trong thời gian vừa qua sau những thông tin xoay quanh lệnh cấm vận dầu Nga của Liên minh châu Âu (EU). Tình trạng thiếu hụt nguồn cung càng trở nên nghiêm trọng hơn khi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) khó có thể tăng sản lượng khai thác theo đúng hạn ngạch cam kết. Bao giờ đợt tăng giá này mới kết thúc, đang là câu hỏi được cả thế giới quan tâm và tìm câu trả lời.

back to top