Để có số liệu cụ thể, sát với thực tế, tỉnh Thái Bình đang triển khai thực hiện việc rà soát và đăng ký nhu cầu vaccine tiêm cho các nhóm đối tượng. Đây là biện pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu việc thừa, thiếu vaccine do Bộ Y tế phân bổ về địa phương.
Với 242 điểm tiêm hoạt động xuyên lễ Quốc khánh, từ ngày 1/9 đến ngày 4/9, có 15.525 người dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến tiêm vaccine phòng Covid-19, trong đó có hơn 7.000 trẻ em từ 5 đến dưới 18 tuổi, tất cả điểm tiêm đều diễn ra trong trật tự và an toàn.
Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành Công văn số 6069/SYT-NVY chỉ đạo các đơn vị y tế trực thuộc tiếp tục kéo dài “Tháng cao điểm tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 18 tuổi”, đến hết ngày 30/9.
Theo Bộ Y tế, dự kiến trong tháng 9 tới, Việt Nam sẽ tiếp nhận 7,8 triệu liều vaccine viện trợ cho người từ 12 tuổi trở lên; 0,6 triệu liều viện trợ cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi...
Bộ Y tế cho biết, sau hơn bốn tháng triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, đến nay cả nước đã tiêm được tổng số 14.635.155 liều, trong đó mũi một là 8.963.969 trẻ (đạt tỷ lệ 80,3%); mũi hai là 5.671.186 trẻ (đạt tỷ lệ 50,8%).
Đợt tiêm phòng quy mô lớn cho người từ 12 tuổi trở lên đang được triển khai tại tỉnh Thái Bình. Do các địa phương đã tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, nên những ngày đầu triển khai nhận được sự đồng thuận cao của người dân.
Ngày 12/8, Hội đồng tư vấn sử dụng vaccine của Bộ Y tế đã tổ chức họp về việc tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em dưới 5 tuổi và chưa có khuyến cáo tiêm vaccine phòng Covid-19 cho nhóm tuổi này.
Trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ ngày 11/8 về tình hình tiếp nhận, triển khai tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 và về tình hình sản xuất vaccine phòng Covid-19 trong nước, Bộ Y tế cho biết có 5 ứng viên vaccine đang được nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng.
Trước việc xuất hiện tư tưởng chủ quan, lơ là trong công tác phòng chống dịch ở một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân; bên cạnh đó tiến độ tiêm vaccine phòng Covid-19 còn chậm, tỷ lệ chưa đạt yêu cầu, Tỉnh ủy Thái Bình vừa ban hành công văn đốc thúc các đơn vị, địa phương đẩy mạnh tiêm chủng.
Đến ngày 3/8, Thành phố Hồ Chí Minh đã có 262 điểm tiêm vaccine phòng Covid-19 cho người dân, trong đó có 157 điểm tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 18 tuổi với 82 điểm tiêm tại trường học và 75 điểm tiêm tại các cơ sở y tế.
Chiều 29/7, cung cấp thông tin tại Hội nghị giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định tổ chức, đại diện ngành y tế tỉnh cho biết, công tác triển khai tiêm mũi 4 vaccine phòng Covid-19 trên địa bàn đang gặp nhiều khó khăn.
Sáng 21/7, thành phố Hải Phòng đã phát động chiến dịch tiêm vaccine phòng Covid-19 trên toàn địa bàn, với mục tiêu đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng, gia tăng mức bao phủ vaccine mũi 3 và mũi 4 cho người dân từ 18 tuổi trở lên.
Tỉnh Thái Bình đang gặp không ít khó khăn trong triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 mũi nhắc lại (mũi 3, mũi 4). Tư tưởng chủ quan, lơ là của người dân, nhất là các doanh nghiệp đang làm cho việc thực hiện các đợt tiêm chủng bị kéo dài.
Sáng 14/7, thông tin từ Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai cho biết, hiện tỷ lệ tiêm vaccine phòng Covid-19 mũi 3, mũi 4 trên địa bàn còn thấp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các đơn vị liên quan đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm chủng.
Ngày 12/7, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, nhằm tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng Covid-19 cho người dân thành phố, Sở Y tế đã ban hành văn bản chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp tục kéo dài đợt cao điểm tiêm vaccine phòng Covid-19 từ ngày 11/7 đến hết ngày 31/7.
Ngày 26/6, Hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 557 ca nhiễm mới trong nước (giảm 100 ca so với ngày 25/6) tại 32 tỉnh, thành phố. Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước là: Yên Bái, Bắc Ninh, Phú Thọ. Trong ngày có 7.300 người mắc Covid-19 được công bố khỏi bệnh và không ghi nhận ca tử vong.
Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh Thái Bình, số lượng vaccine được phân bổ cho tỉnh đáp ứng được nhu cầu phòng dịch tại địa bàn. Thái Bình đang tăng cường tuyên truyền để người dân tích cực đi tiêm chủng, bởi hạn sử dụng vaccine không dài.
Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 2481/KH-SYT triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4) trên địa bàn Thành phố. Thời gian thực hiện từ tháng 6/2022.
Nhiều địa phương ở tỉnh Thái Bình đang khá lo lắng trước tình trạng người dân trên địa bàn không tiêm vaccine mũi bổ sung, mũi nhắc lại, dù chính quyền sở tại cùng ngành y tế liên tục đôn đốc, nhắc nhở.
Ngày 1/6, trên Hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 1.047 ca nhiễm mới tại 40 tỉnh, thành phố; có 9.542 người mắc Covid-19 được công bố khỏi bệnh.
Với sự khẩn trương trong triển khai tổ chức thực hiện, chỉ trong hơn một tháng qua, tỉnh Thái Bình đã dồn tổng lực cho chiến dịch tiêm chủng đối tượng trẻ em dưới 12 tuổi, với kết quả khả quan.
Bộ Y tế tiếp tục gửi Công điện số 665/CĐ-BYT điện Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi và mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên vì tiến độ chưa đạt được mục tiêu đề ra
UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành Kế hoạch khẩn số 1591 về tổ chức tiêm vaccine phòng Covid-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4) cho người dân sinh sống trên địa bàn thành phố, nhằm bảo đảm tỷ lệ bao phủ vaccine, tạo miễn dịch bền vững phòng, chống dịch.
Ngày 22/4, tỉnh Long An bắt đầu thực thiện chiến dịch tiêm vaccine phòng Covid-19 cho 184.624 trẻ em từ 5 tuổi đến 11 tuổi đang sinh sống và học tập trên địa bàn Long An, không phân biệt có hay không có hộ khẩu.