Theo báo cáo của công ty tư vấn Wood Mackenzie, thế giới cần đầu tư 2.700 tỷ USD/năm để đạt mức phát thải ròng bằng “0” (net-zero) vào năm 2050 và tránh nhiệt độ tăng vượt ngưỡng 1,5oC trong thế kỷ này.
Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cho biết, các hiện tượng thời tiết cực đoan, từ hạn hán đến lũ lụt quy mô lớn và các tác động khác của biến đổi khí hậu đang gia tăng ở châu Á, gây ảnh hưởng đến an ninh lương thực cũng như hệ sinh thái của châu lục.
Những nỗ lực toàn cầu nhằm đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 có thể mang lại lợi ích kinh tế và xã hội đáng kể. Đối với châu Á đang phát triển, những lợi ích này có thể cao gấp 5 lần chi phí cho việc giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu.
EP đã thông qua thỏa thuận đạt được với các nhà đàm phán của các thành viên EU vào năm ngoái, nhằm cải cách thị trường carbon để lượng khí thải vào năm 2030 giảm 62% so với mức của năm 2005.
Theo Cơ quan năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA), công suất năng lượng tái tạo toàn cầu đã tăng 9,6% trong năm ngoái, nhưng cần tăng gấp ba lần so với tốc độ hiện tại để có thể hạn chế sự nóng lên toàn cầu.
Trong bài thuyết trình tại diễn đàn năng lượng toàn cầu CERAWeek ở thành phố Houston, bang Texas (Mỹ) mới đây, Chủ tịch COP28 UAE Sultan Al Jaber đã nhấn mạnh vai trò cốt lõi của ngành dầu khí trong việc giải quyết các thách thức khí hậu.
Mỹ Latin và Caribe là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và các vấn đề về môi trường. Nhiều tổ chức và chính phủ các quốc gia trong khu vực thời gian qua có những nỗ lực nhằm bảo vệ và cải thiện môi trường, đóng góp tích cực trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Ngày 20/11, Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27), được tổ chức tại Ai Cập, đã thông qua việc thành lập quỹ đặc biệt để chi trả cho những tổn thất mà các nước dễ bị tổn thương phải gánh chịu do tác động của biến đổi khí hậu.
Các nhà khoa học Đức đang tìm cách khôi phục các cánh đồng cỏ biển, nơi chứa đựng hàng triệu tấn carbon nhưng đang bị thu hẹp nhanh do chất lượng nước giảm, trái đất nóng lên và dịch bệnh.
Biến đổi khí hậu được cho là mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe con người, đồng thời cũng là thách thức lớn nhất mà nhân loại đang phải đối mặt trong thế kỷ 21. Vậy biến đổi khí hậu là gì và nó tác động đến đời sống con người ra sao?
Ngày 20/10, theo Văn phòng Kiểm toán Chính phủ (GAO), việc đáp ứng các mục tiêu về khí thải của Mỹ có thể yêu cầu các cơ quan liên bang cần phải đáp ứng được khoảng 30.000 phương tiện không phát thải mỗi năm và gấp khoảng 25 lần số cổng sạc hiện tại.
Thủ đô Oslo của Na Uy đang trên đà trở thành thủ đô đầu tiên trên thế giới có hệ thống giao thông công cộng chạy hoàn toàn bằng điện. Đây là một phần trong nỗ lực của thành phố hướng đến mục tiêu trở thành thủ đô không phát thải đầu tiên trên thế giới vào năm 2030.
Bang New York sẽ đảm bảo dòng xe không phát thải chiếm 35% doanh số ôtô bán ra vào năm 2026 và 68% vào năm 2030 trước khi chính thức cấm bán xe chạy bằng nhiên liệu hóa thạch vào năm 2035.
Theo lộ trình, bang California - thị trường tiêu thụ xe ôtô lớn nhất nước Mỹ - sẽ giảm 1/3 số lượng xe mới bán ra chạy bằng nhiên liệu hóa thạch vào năm 2026, giảm 2/3 vào năm 2030.
NATO sẽ phấn đấu giảm ít nhất 45% lượng phát thải khí nhà kính ở cả lĩnh vực dân sự và quân sự vào năm 2030, đồng thời đạt trung hòa carbon vào giữa thế kỷ này.
Khung pháp lý về thu giữ và lưu trữ carbon (CSS) nhằm cho phép các công ty tiến hành lưu trữ carbon dioxide (CO2) dưới lòng đất hoặc dưới đáy biển vào năm 2030, góp phần giúp quốc gia Đông Á đạt được mục tiêu trung hòa carbon vào giữa thế kỷ này.
Công ty điện và khí đốt National Grid (Anh) mới đây công bố kế hoạch loại bỏ nhiên liệu hóa thạch khỏi hệ thống sưởi ấm của mình vào năm 2050 thông qua việc mở rộng sử dụng máy bơm nhiệt chạy điện và các nguồn khí đốt tự nhiên tái tạo (RNG).
Sáu tháng đầu năm 2022, kinh tế-xã hội Việt Nam phải đối mặt với nhiều sóng gió, nhưng với tinh thần “không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm” của một Chính phủ hành động, nhiều kết quả tích cực đã đạt được, tạo đà cho việc hoàn thành kế hoạch cả năm 2022.
Ngày 11/4, Mercedes-Benz công bố kế hoạch cắt giảm một nửa lượng khí thải CO2 trong vòng 8 năm tới. Bước đi này nằm trong lộ trình hướng tới mục tiêu trung hòa carbon trong hoạt động sản xuất vào năm 2039 của hãng xe hơi Đức.
Ngày 7/4, các bộ trưởng nông nghiệp các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua các kết luận về nông nghiệp carbon thấp do Ủy ban châu Âu (EC) đề xuất, theo đó khuyến khích các hoạt động canh tác góp phần thu giữ CO2 từ khí quyển.
Bồ Đào Nha đặt mục tiêu đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng và tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng sản lượng điện lên 80% vào năm 2026, sớm hơn 4 năm so với kế hoạch trước đây.
Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) họp trực tuyến từ ngày 21/3 đến 1/4, với sự tham gia của các đại diện gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, nhằm tìm các biện pháp khẩn cấp chống chọi tác động của biến đổi khí hậu. Các giải pháp trong kỳ họp của IPCC được kỳ vọng góp phần tạo bước ngoặt mới trong hành động bảo vệ trái đất.
Bồ Đào Nha đang lên kế hoạch tổ chức phiên đấu thầu đầu tiên đối với các dự án trang trại điện gió nổi ngoài khơi trong mùa hè này, với tổng công suất kỳ vọng đạt 3-4 gigawatt (GW) vào năm 2026.
Cơ quan Năng lượng Thụy Điển (SEA) cho biết sản lượng điện gió của quốc gia này dự kiến sẽ tăng 70% vào năm 2024 so với mức năm 2021 trong bối cảnh bùng nổ nguồn công suất bổ sung.