Trước diễn biến phức tạp của bệnh tay chân miệng, 7 đoàn kiểm tra, giám sát dịch tay chân miệng của Bộ Y tế sẽ kiểm tra công tác phòng, chống dịch này ở các tỉnh trong cả nước, tập trung vào khu vực miền nam.
Việt Nam đã nhập khẩu 6.000 chai thuốc Immunoglobulin điều trị tay chân miệng để cung ứng cho các bệnh viện. Số lượng thuốc trên đã đáp ứng được nhu cầu cấp bách của các bệnh viện.
Bệnh tay chân miệng diễn biến nặng rất nhanh. Ngay từ khi ở giai đoạn 2 của bệnh tay chân miệng, người bệnh đã có nguy cơ diễn biến sức khỏe từ mức độ nhẹ sang mức độ nặng hơn.
Ngày 26/6, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Viện Kiểm định quốc gia vaccine và sinh phẩm y tế đã cấp giấy chứng nhận xuất xưởng cho 6.000 lọ thuốc ProIVIG do một Công ty dược phẩm nhập khẩu.
Các tỉnh khu vực phía nam ghi nhận sự gia tăng mạnh của bệnh tay chân miệng, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ bệnh diễn biến nặng cũng tăng cao.
Trước diễn biến số ca mắc tay chân miệng tăng nhanh trong những tuần gần đây, cùng với sự xuất hiện trở lại của Enterovirus 71 genotype B5 (B5 là kiểu gien (subgenotype) của vi-rút Enterovirus 71-tác nhân gây bệnh tay chân miệng nặng ở trẻ em), các chuyên gia dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nhiều ca bệnh nặng và tử vong nếu không tích cực triển khai các giải pháp phòng chống dịch cũng như điều trị hiệu quả bệnh tay chân miệng.
Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện: Bệnh Nhiệt đới T.Ư, Nhi T.Ư, Đa khoa T.Ư Huế, Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, Nhi đồng TP Hồ Chí Minh, Bệnh nhiệt đới TP Hồ Chí Minh và bệnh viện bệnh nhiệt đới các tỉnh rà soát các điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, thuốc, hóa chất và vật tư y tế để tiếp nhận các ca tay chân miệng nặng.
Theo thống kê của Bộ Y tế, tổng số ca mắc bệnh tay chân miệng trong cả nước vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022, nhưng đang có xu hướng tăng tại một số địa phương.
Theo thống kê của Sở Y tế thành phố Cần Thơ, tính đến ngày 19/6, toàn thành phố ghi nhận 402 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, giảm 52,7% so với cùng kỳ (850 ca), trong đó, quận Ninh Kiều có số ca mắc cao nhất là 66 ca.
Ngày 5/6, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế cho biết đã nhận được công văn của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh về việc hỗ trợ cung ứng thuốc điều trị bệnh tay chân miệng (Immunoglobulin, Phenobarbital) khi tình hình diễn biến phức tạp.
Theo Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn thành phố đã có 1.670 trẻ mắc bệnh tay chân miệng, trong đó, có 270 ca điều trị nội trú. Đáng lo ngại, qua xét nghiệm PCR ở một số trường hợp nặng, các chuyên gia nhận định virus Enterovirus 71 (EV71) gây bệnh tay chân miệng nặng ở trẻ em đã xuất hiện.
Ngày 1/6, Bệnh viện Nhi Đồng 1, Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, vào lúc 8 giờ 30 phút ngày 31/5, Bệnh viện Nhi Đồng 1 tiếp nhận bệnh nhi nam N.H. D, sinh năm 2018 (ngụ tỉnh Kiên Giang) từ Bệnh viện Đa khoa trung tâm Tiền Giang, sau đó tử vong chiều 31/5 nghi do bệnh tay chân miệng.
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận 729 trường hợp mắc bệnh tay-chân-miệng tại tất cả 15 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, tăng 30,2% so cùng kỳ năm 2021.
Ngoài nhầm lẫn với sốt mọc răng, nhiệt miệng, bệnh tay chân miệng còn hay bị chẩn đoán nhầm với sốt phát ban, thậm chí là thủy đậu do các nốt bóng nước trên cơ thể. Vì thế, phát hiện sớm triệu chứng và điều trị kịp thời rất quan trọng để tránh những biến chứng xảy ra.