Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến tại cuộc làm việc. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Cần có các cơ chế, chính sách mang tính "đòn bẩy, điểm tựa" để phát triển kinh tế tư nhân

Chiều 8/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với Hội đồng Tư vấn chính sách về thảo luận cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân để triển khai thực hiện Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Hồ Đức Phớc, Nguyễn Chí Dũng và Lê Thành Long.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với Hội đồng Tư vấn chính sách về phát triển kinh tế tư nhân.

[Ảnh] Thủ tướng Phạm Minh Chính họp với Hội đồng Tư vấn chính sách về phát triển kinh tế tư nhân

Chiều 8/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với Hội đồng Tư vấn chính sách để thảo luận và cho ý kiến về xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân theo Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Tổng Bí thư Tô Lâm. (Ảnh: Báo Nhân Dân)

Đột phá thể chế từ Nghị quyết 66-NQ/TW: Kỳ vọng mới của cộng đồng doanh nghiệp

Ngày 30/4/2025, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Đây là dấu mốc quan trọng trong quá trình hoàn thiện thể chế, được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao và kỳ vọng sẽ tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch và công bằng hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Kiên định, chủ động, linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành để đạt được các mục tiêu chiến lược

Sáng 6/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 để thảo luận tình hình kinh tế-xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm, tình hình phân bổ giải ngân vốn đầu tư công, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia; nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm tháng 5 và thời gian tới.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025. (Ảnh: DUY LINH)

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Trong tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn nhận thức sâu sắc vai trò của thể chế, pháp luật đối với sự phát triển của đất nước. Đồng thời, Đảng đưa ra nhiều chủ trương, chính sách về hoàn thiện thể chế, pháp luật phù hợp với từng giai đoạn lịch sử và đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Tổng Bí thư Tô Lâm.

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Nhìn lại lịch sử cách mạng nước ta, hội nhập và phát triển của đất nước luôn gắn liền với những biến chuyển của thời đại. Ngay từ những ngày đầu lập nước, trong bức thư gửi tới Liên hợp quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ tinh thần Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước, bày tỏ mong muốn “thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực”. Đây có thể được coi là “bản tuyên ngôn” đầu tiên về cách tiếp cận của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với cộng đồng quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến kết luận phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Chủ động, tích cực, đột phá mạnh mẽ hơn để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển đúng hướng

Chiều 2/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân chủ trì Phiên họp lần thứ hai của Ban Chỉ đạo. Cùng dự có Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo.
Dệt may là ngành hàng tận dụng khá tốt các FTA.

Tư duy lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế tư nhân trong thời kỳ đổi mới

Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với sự tham gia của thành phần kinh tế tư nhân là kết quả của quá trình nhận thức, tìm tòi, sáng tạo của Đảng, Nhà nước Việt Nam và cả hệ thống chính trị. Việc nhấn mạnh kinh tế tư nhân “thật sự trở thành một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế” tại Đại hội XIII, tư duy lý luận của Đảng về vị trí và vai trò của kinh tế tư nhân ngày càng rõ ràng, sâu sắc, mang tính khái quát cao, thể hiện ý chí và nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân trong việc thúc đẩy đất nước phát triển nhanh chóng và bền vững.
Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng

Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng

Chặng đường gần 40 năm đổi mới đã ghi dấu một Việt Nam kiên cường, bứt phá và khát khao phát triển. Từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, kém hiệu quả, với thu nhập bình quân đầu người vẻn vẹn 96 USD vào năm 1989, Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ, dự kiến cuối năm 2025, sẽ bước vào nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình cao, tương đương mức trên 5.000 USD/ người/năm. Kỳ tích này không chỉ là kết quả của đường lối phát triển đúng đắn dưới sự lãnh đạo của Đảng với những cải cách táo bạo, quyết đoán về thể chế, chính sách và hội nhập mà còn là thành quả của tinh thần lao động chăm chỉ, sáng tạo, ý chí quyết tâm và sự nỗ lực không ngừng của toàn dân tộc ta.
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng phát biểu ý kiến tại phiên họp (Ảnh: TRẦN HẢI).

Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân

Sáng 15/3, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo để lên khung chương trình, các nhiệm vụ, quan điểm, mục tiêu, định hướng chính xây dựng Đề án trình Bộ Chính trị. Cùng dự có có lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là thành viên Ban Chỉ đạo.
Dây chuyền hàn tự động bằng rô bốt tại Nhà máy Thaco Mazda, Khu công nghiệp Thaco Chu Lai (Quảng Nam)

Chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực kinh tế quan trọng

Quan điểm của Đảng về sở hữu và các thành phần kinh tế nói chung, về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân nói riêng có quá trình hình thành và phát triển lâu dài, được bổ sung và hoàn thiện qua mỗi giai đoạn phát triển kinh tế đất nước. Bài viết làm rõ quá trình đổi mới tư duy của Đảng Cộng sản Việt Nam về kinh tế tư nhân, khẳng định tính đúng đắn của các quyết sách của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Pháp ngữ về đổi mới, sáng tạo (FrancoTech).

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Diễn đàn doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo Pháp ngữ FrancoTech

Trong khuôn khổ chương trình tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ ngày 3-7/10, sáng 4/10, tại Paris, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã dự và phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Pháp ngữ về đổi mới, sáng tạo (FrancoTech). Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại Diễn đàn.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Việt Nam đang tạo ra một môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn

Dự và phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Pháp ngữ về đổi mới, sáng tạo - FrancoTech, sáng 4/10, nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp, sáng ngày 4/10 tại Paris, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định, Việt Nam đang tạo ra một môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng thuận lợi, với nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn và có vị thế và vị trí rất thuận lợi để giúp các doanh nghiệp tiếp tục vươn xa phát triển thành các tập đoàn, doanh nghiệp lớn mang tầm vóc quốc tế.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Chủ tịch Tập đoàn Huawei Lương Hoa. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp công nghệ hiện đại, có tiềm lực kinh tế đầu tư phát triển hạ tầng số, nhân lực số

Nhân dịp sang Bắc Kinh (Trung Quốc) dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế Vành đai và Con đường lần thứ 3, chiều 19/10, trong buổi tiếp Chủ tịch Tập đoàn Huawei Lương Hoa, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhấn mạnh, quá trình chuyển đổi số và phát triển kinh tế số trên thế giới phát triển rất nhanh. Việt Nam coi trọng các nội dung này và tập trung chuyển đổi số, xây dựng nền kinh tế số và xã hội số. Việt Nam kêu gọi sự hợp tác của các bên, từ cấp Chính phủ cho đến tư nhân vào công cuộc xây dựng hạ tầng số và thể chế số.
Cùng cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp vượt sóng cả, vững tay chèo

Cùng cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp vượt sóng cả, vững tay chèo

Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10, được xác lập kể từ năm 2004 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, mang ý nghĩa to lớn trong việc ghi nhận đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân đối với sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Nhân kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam năm 2022, Chủ tịch Quốc hội VƯƠNG ÐÌNH HUỆ dành cho ấn phẩm đặc biệt của Báo Nhân Dân cuộc trò chuyện về định hướng, chính sách của Ðảng, Nhà nước trong phát triển kinh tế, xây dựng đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam vươn tầm ra khu vực và thế giới.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Tôi rất sốt ruột về phát triển kinh tế tư nhân

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Tôi rất sốt ruột về phát triển kinh tế tư nhân

Chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân (KTTN) cứ 10 năm lại có sự thay đổi tích cực, tạo cơ hội cho khu vực kinh tế này ngày càng lớn mạnh, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện, vẫn còn nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ để giải phóng nguồn lực rất lớn từ khu vực kinh tế tư nhân.

Chính phủ ban hành Chương trình hành động về phát triển kinh tế tư nhân

Chính phủ ban hành Chương trình hành động về phát triển kinh tế tư nhân

NDĐT- Ngày 3-10, Chính phủ ra Nghị quyết số 98/NQ-CP: Ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2017 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết có hiệu lực ngay từ ngày ký 3-10-2017.