Chè Shanam

Kết tinh hương vị đất trời

Việt Nam không thiếu những vùng chè cổ thụ với những cây chè quý hàng trăm năm tuổi. Nhưng chè Shanam trên đỉnh Tà Xùa – sản phẩm OCOP 4 sao của Sơn La vẫn có những nét riêng trong câu chuyện của búp chè kết tụ tinh hoa.

BÚP CHÈ XANH TRÊN ĐỈNH TÀ XÙA

Năm 2020, ngành chè Việt có một thành tích rất quan trọng - Giải Bạc châu Á-Thái Bình Dương (không có giải Vàng) tổ chức tại Trung Quốc cho sản phẩm Bạch trà thiên của thương hiệu trà Shanam. Giới nghiện chè trong nước gần như bị rúng động, bởi đây là một giải thưởng rất quan trọng và có uy tín với ban giám khảo toàn là những “ông lớn” về trà của thế giới.

Tiếp ngay sau đó, thương hiệu chè Shanam đã được tổ chức Tea Epicure của Hoa Kỳ xếp vào top 1 dòng trà xanh trên thế giới với số điểm gần như tuyệt đối là 94/100 điểm, tiếp tục khẳng định chất lượng thương hiệu.

Đây là “quả ngọt” cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của Công ty TNHH Trà và Đặc sản Tây Bắc (TAFOOD) – đơn vị nổi tiếng với thương hiệu trà Shanam – búp chè kết tụ tinh hoa đất trời trên đỉnh Tà Xùa với câu chuyện đầy ý nghĩa về việc nâng tầm giá trị cho búp chè cổ thụ.

Vùng núi Tà Xùa thuộc huyện Bắc Yên, Sơn La, nơi có quần thể cây chè Shan cổ thụ được công nhận là cây Di sản (2019) – sở hữu rất nhiều điều kiện tuyệt hảo mà thiên nhiên ban tặng. Miền đất ấy được ví như một Sapa thu nhỏ và đầy tuyệt vời bởi còn đậm chất nguyên sơ. Nằm trên sườn núi Tây Nam dãy Hoàng Liên Sơn, Tà Xùa với đỉnh Phú Sa Phìn có cao độ 2.879m là “nóc nhà” Tây Bắc, là nơi vô cùng thích hợp cho cây chè cổ thụ sinh trưởng.

Vùng núi Tà Xùa thuộc huyện Bắc Yên, Sơn La, nơi có quần thể cây chè Shan cổ thụ được công nhận là cây Di sản (2019) – sở hữu rất nhiều điều kiện tuyệt hảo mà thiên nhiên ban tặng. Miền đất ấy được ví như một Sapa thu nhỏ và đầy tuyệt vời bởi còn đậm chất nguyên sơ. Nằm trên sườn núi Tây Nam dãy Hoàng Liên Sơn, Tà Xùa với đỉnh Phú Sa Phìn có cao độ 2.879m là “nóc nhà” Tây Bắc, là nơi vô cùng thích hợp cho cây chè cổ thụ sinh trưởng.

Chè cổ thụ ở Tà Xùa chủ yếu thuộc giống chè Shan Tuyết, với những búp non có màu trắng xám đặc trưng. Tên gọi của loại chè này còn được lý giải dựa trên màu sắc của những búp chè thành phẩm sau khi chế biến. Theo đó, sau khi hoàn tất các công đoạn sơ chế và sấy khô, trên bề mặt của những cánh chè Shan Tuyết cổ thụ luôn được phủ một lớp phấn trắng, nhỏ li ti giống như tinh thể tuyết. Ngoài ra, người dân địa phương còn gọi loại cây này bằng cái tên ngắn gọn là “chè tuyết”, bởi chúng sẽ bị đóng băng toàn bộ vào mùa đông trước khi tiếp tục đâm chồi nảy lộc và sinh sôi khi mùa xuân đến.

Người dân địa phương còn gọi loại cây này bằng cái tên ngắn gọn là “chè tuyết”, bởi chúng sẽ bị đóng băng toàn bộ vào mùa đông trước khi tiếp tục đâm chồi nảy lộc và sinh sôi khi mùa xuân đến.

Tuy nhiên, câu chuyện thương hiệu Shanam đặc biệt ở chỗ, dù chè Shan tuyết là đặc sản nổi tiếng của vùng cao, song bà con người Mông trên đỉnh Tà Xùa – những người sở hữu búp chè quý đó trước đây chưa từng sản xuất chè theo hướng hàng hóa. Họ trân trọng những lễ hội, các nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống nên khá khó khăn trong tuân thủ nhịp độ sản xuất theo văn hóa doanh nghiệp.

Vì thế, khi mới lên Tà Xùa gây dựng cơ nghiệp, lãnh đạo Công ty TNHH Trà và Đặc sản Tây Bắc (TAFOOD) chưa đưa họ vào “guồng” ngay, mà bắt đầu bằng điều giản dị nhất: khơi dậy lòng yêu cây chè shan tuyết cổ thụ.

Bà Phạm Thị Việt Hà – Phó Giám đốc Công ty TNHH Trà và Đặc sản Tây Bắc

Bà Phạm Thị Việt Hà – Phó Giám đốc Công ty TNHH Trà và Đặc sản Tây Bắc

Chia sẻ câu chuyện đặc biệt về sản phẩm chè Shanam, bà Phạm Thị Việt Hà – Phó Giám đốc Công ty TNHH Trà và Đặc sản Tây Bắc cho biết, để sản xuất ra chè Shanam, TAFOOD đã làm việc với bà con dân tộc từ những ngày đầu. Vạn sự khởi đầu nan, những ngày đầu dù ra sức thuyết phục, nếu hái đúng kỹ thuật “một tôm hai lá” thì chè shan tuyết thực sự là vàng xanh, vàng trắng, nhưng bà con không cảm nhận được đó là vàng, vẫn hái theo cách lâu nay vẫn làm, búp ra đến đâu hái đến đó. Để thay đổi nhận thức và tập quán canh tác quả không dễ dàng ở một nơi mà bà con phần lớn không biết chữ, có nhiều cô bé 13, 14 tuổi đã làm mẹ, cái đói quanh năm đeo bám, chỉ trông chờ vào cây chè ra búp là hái ngay đem bán, không đủ kiên nhẫn chờ cho đúng độ “một tôm hai lá”.

Chưa kể, thời điểm khi TAFOOD mới lên làm việc với bà con, búp chè của cây chè Shan tuyết cổ thụ được bán với giá 20.000 đồng/kg, trong khi các cây trồng mới lại đang bán với giá là 40.000 đồng/kg. Nguyên nhân là bà con sao chè Shan tuyết bằng lửa từ củi nên không đủ nhiệt để có thể diệt được men của búp chè to (một búp trà cổ thụ rất to), cho nên sẽ không tạo ra được một phẩm trà chuẩn, bà con thường hay gọi là chè đắng. Chính vì thế khi đem bán ra thị trường thì người mua không mua nhiều.

Khi mới lên Tà Xùa, TAFOOD bắt đầu bằng điều giản dị nhất: Khơi dậy lòng yêu cây chè shan tuyết cổ thụ.

Khi mới lên Tà Xùa, TAFOOD bắt đầu bằng điều giản dị nhất: Khơi dậy lòng yêu cây chè shan tuyết cổ thụ.

Khi Công ty lên với Tà Xùa, ngay lập tức thu mua búp trà cho bà con với giá 40.000 đồng/kg, bằng các phẩm trà mới, đồng thời yêu cầu bà con không cần phải chế biến, cứ hái về đúng kỹ thuật thì thậm chí còn được mua giá cao hơn. Khi đó, bà con nhìn thấy được lợi ích của việc hái bán đúng kỹ thuật nên cũng có ý thức và họ thấy yêu cây trà hơn.

Song song với đó, điều bà con không ngờ là hái đúng kỹ thuật, mùa sau cây sẽ lại ra búp nhiều hơn, sản lượng tăng lên, thu nhập cao hơn. Từ đó, bà con đã cảm nhận được tình yêu thông qua mối liên hệ linh thiêng và mật thiết giữa người với cây chè - mối liên hệ mà con người có thể tác động khiến cây chè “vâng lời” theo những cách thức, kỹ thuật hái chè, chăm sóc chè.

“Những ngày đầu khi dạy bà con thì bà con bảo là hôm nay hơi bận, phải đi đám cưới hoặc bận việc làm nương sẽ không đi hái chè. Nhưng như vậy thì sẽ qua mất ngày tốt. Chính vì vậy, Công ty TNHH Trà và Đặc sản Tây Bắc đã bắt tay cùng địa phương thành lập Hợp tác xã Trà Tà Xùa. Hợp tác xã là nơi thu mua lá chè, cũng như dạy bà con cách thu hoạch những phần chè tốt, đạt tiêu chuẩn để đưa vào trong nhà máy. Nhà máy cũng cam kết bao tiêu hết vùng nguyên liệu để cho bà con yên tâm gắn bó với công ty” – bà Hà cho biết.

Cho đến hiện nay, công ty còn sẵn sàng trả giá đến 150.000-160.000 đồng/kg chè được hái với kỹ thuật cao nhất, còn giá bình quân mua chè tươi tại Tà Xùa là 80.000 đồng/kg, có thể nói là cao nhất Việt Nam hiện nay.

Những năm trở lại đây, hầu hết sản lượng chè shan tuyết cổ thụ của xã Tà Xùa được Công ty TNHH Trà và đặc sản Tây Bắc thu mua để sản xuất thành các sản phẩm.

Những năm trở lại đây, hầu hết sản lượng chè shan tuyết cổ thụ của xã Tà Xùa được Công ty TNHH Trà và đặc sản Tây Bắc thu mua để sản xuất thành các sản phẩm.

Những năm trở lại đây, hầu hết sản lượng chè shan tuyết cổ thụ của xã Tà Xùa được Công ty TNHH Trà và đặc sản Tây Bắc thu mua để sản xuất thành các sản phẩm như trà viên, trà trúc, trà mây và trà túi lọc... đáp ứng nhu cầu, sở thích của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Kết tụ tinh túy từ lá chè quý, cùng kỹ thuật chế biến đặc biệt, riêng có của TAFOOD để giữ được tất cả những tinh túy, các chất nguyên bản nhất còn giữ lại, làm cho vị trà thanh mát, chát nhẹ, ngọt hậu kéo dài đượm hương của vị trà vùng non cao này.

3 sản phẩm của Công ty TNHH Trà và đặc sản Tây Bắc đã được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao của tỉnh Sơn La là Trà xanh Mây, Trà xanh Thiện và Bạch trà mây. Trong đó, sản phẩm Trà xanh mây đang được tỉnh Sơn La định hướng trở thành sản phẩm OCOP 5 sao cấp quốc gia.

Nhờ đó, 3 sản phẩm của Công ty đã được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao của tỉnh Sơn La là Trà xanh Mây, Trà xanh Thiện và Bạch trà mây. Trong đó, sản phẩm Trà xanh mây đang được tỉnh Sơn La định hướng trở thành sản phẩm OCOP 5 sao cấp quốc gia.

Ngoài những sản phẩm truyền thống như trà xanh, bạch trà, hồng trà, Tà Xùa còn được biết đến là vùng có sản phẩm trà Shan lên men, ép bánh do công ty TAFOOD sản xuất đứng đầu cả nước. Thông qua mô hình trải nghiệm trà của thương hiệu chè Shanam, người chơi trà ép bánh Việt Nam hoàn toàn tận mắt chứng kiến và yên tâm khi lưu trữ những bánh trà ép bánh Việt 10 năm, 20 năm thậm chí cả 100 năm.

TÌM THỊ TRƯỜNG CHO SẢN PHẨM

Có được sản phẩm đã khó, tìm thị trường cho sản phẩm chè còn khó hơn. Chia sẻ về câu chuyện đưa sản phẩm chè shan tuyết của bà con đồng bào Mông tại Tà Xùa và Sơn La trở thành sản phẩm hàng hóa, bà Phạm Thị Việt Hà cho biết, đây là câu chuyện chung của rất nhiều làng nghề Việt Nam cũng gặp phải. Do đó, khi quyết định xây dựng thương hiệu cho sản phẩm trà Shan, TAFOOD đã quyết định chọn cái tên Shanam để giúp cho người tiêu dùng định hình được việc cái tên này sẽ bảo lãnh cho một vùng mà nghe đến đó đã hình dung ra vùng đất của những sản phẩm trà chuẩn và có chất lượng tốt nhất.

“Đối với Shanam - đây là cái tên đã được lựa chọn ngay từ những ngày đầu TAFOOD xây dựng nhà máy tại Tà Xùa. Shanam có nghĩa là chè shan tuyết Việt Nam - cái tên đã giúp hình dung ra cả vùng đất với những cây chè shan cổ thụ” - bà Hà chia sẻ.

Shanam có nghĩa là chè shan tuyết Việt Nam - cái tên đã giúp hình dung ra cả vùng đất với những cây chè shan cổ thụ.
Bà Phạm Thị Việt Hà – Phó Giám đốc Công ty TNHH Trà và Đặc sản Tây Bắc

Khi thương hiệu Shanam ra mắt vào tháng 12/2017, tham gia các hội chợ, triển lãm, những người làm chè còn phải cầm ảnh để kể cho khách hàng biết là chè này được sản xuất từ cây cổ thụ như thế nào? Thậm chí còn phải truyền thông về cây chè trước, sau đó cho khách hàng uống thử rồi mới truyền thông đến sản phẩm.

Thế nhưng đến nay, được sự cộng hưởng của truyền thông và của chính quyền địa phương, Shanam đã định vị thương hiệu là dòng trà Shan chất lượng phù hợp với rất nhiều đối tượng, thị trường. Ví dụ như những sản phẩm để cho người già tránh mất ngủ; những sản phẩm cho các bố, các mẹ và cho các bé hoặc là cho các bà…

Đặc biệt, bên cạnh chè truyền thống, TAFOOD còn tiên phong sản xuất trà ép bánh Shanam, dòng sản phẩm mới lạ, độc đáo mang lại nhiều giá trị về văn hóa cũng như kinh tế cho địa phương trong vài năm trở lại đây. Thương hiệu chè Shanam cũng đã được nhiều người yêu trà trên toàn quốc biết đến như là một thương hiệu tiên phong trong việc nghiên cứu và phát triên các dòng sản phẩm trà lên men, trà ép bánh của Việt Nam.

Kiên trì như vậy, đến nay, sau hơn 5 năm, bà Phạm Thị Thu Hà chia sẻ, sản phẩm đã chinh phục tốt người tiêu dùng, giúp đời sống của bà con làm chè thay đổi rất nhiều. Nếu như những ngày đầu đặt công ty ở đây, xã Tà Xùa là một xã vùng cao đặc biệt khó khăn cấp độ 3 thì đến nay, đời sống của bà con đã có nhiều đổi khác. Nhiều gia đình đã có xe máy, tivi, cái đói cái nghèo đã lùi xa.

“Thương hiệu chè Shanam định hướng mục tiêu chinh phục thị trường trong nước trong 5 năm đầu tiên và đến nay đã được người tiêu dùng trong nước khá yêu mến. Có được điều này là do người tiêu dùng tin tưởng sản phẩm chè Việt, mang hương vị Việt và truy xuất nguồn gốc rõ ràng” - bà Hà khẳng định.

TIẾP TỤC NÂNG CAO GIÁ TRỊ CHO CÂY CHÈ TÀ XÙA

Bên cạnh việc sản xuất và kinh doanh chè, để đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị, khu “Tổ hợp sản xuất kinh doanh chè đặc sản Tà Xùa kết hợp với mô hình du lịch trải nghiệm trà” do Công ty TNHH Trà và Đặc sản Tây Bắc đầu tư xây dựng từ tháng 3/2021. Đây là mô hình tổ hợp sản xuất kết hợp với trải nghiệm du lịch lớn nhất cho đến nay tại xã Tà Xùa.

Hiện khu tổ hợp đã bắt đầu đi vào vận hành từ 15/07/2022 gồm có 2 khu: Khu sản xuất chế biến, đóng gói và giới thiệu sản phẩm; Khu thăm quan trưng bày và trải nghiệm chè và lưu trú.

TAFOOD là một trong những doanh nghiệp Việt Nam tiên phong tham gia xây dựng và phát triển chuỗi giá trị chè Shan tuyết cổ thụ từ vùng nguyên liệu đến sản xuất, chế biến, xây dựng thương hiệu, phân phối sản phẩm tại thị trường Việt Nam và phát triển du lịch từ cây chè.

Huyện Bắc Yên hiện tích cực thu hút các doanh nghiệp, HTX sản xuất chè và xây dựng các sản phẩm OCOP; sử dụng nguồn lực của huyện hỗ trợ bà con xây dựng chuỗi liên kết về giá trị.

Huyện Bắc Yên hiện tích cực thu hút các doanh nghiệp, HTX sản xuất chè và xây dựng các sản phẩm OCOP; sử dụng nguồn lực của huyện hỗ trợ bà con xây dựng chuỗi liên kết về giá trị.

Theo bà Trịnh Thị Phượng, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La, huyện đã xây dựng đề án “phục tráng vùng chè shan tuyết Tà Xùa”, đồng thời, tích cực thu hút các doanh nghiệp, HTX sản xuất chè và xây dựng các sản phẩm OCOP; sử dụng nguồn lực của huyện hỗ trợ bà con xây dựng chuỗi liên kết về giá trị.

Mô hình của TAFOOD giúp xây dựng chuỗi bền vững từ việc chăm sóc, bảo tồn và xây dựng chuỗi đã gắn kết từ người dân - người sản xuất đến người tiêu dùng, tạo ra sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu của thị trường có chất lượng, có thương hiệu riêng của chè Bắc Yên. Qua đó nâng cao được giá trị sản phẩm chè, mang lại lợi ích cho người dân cũng như sự phát triển kinh tế của huyện Bắc Yên, đổi thay đời sống của bà con đồng bào Mông Bắc Yên.

Ngày xuất bản: 11/11/2024
Tổ chức thực hiện: Xuân Bách
Nội dung: Hà Anh-Xuân Bách
Trình bày: Bảo Minh
Ảnh: Công ty TNHH Trà
và Đặc sản Tây Bắc (TAFOOD); Cổng Thông tin điện tử Sơn La, Hà Anh