Thời gian gần đây, tình trạng giả danh nhân viên điện lực để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản đang diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước, đặc biệt tại khu vực miền Nam và tỉnh Lào Cai. Các đối tượng sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi nhằm đánh cắp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng và chiếm đoạt tài sản của khách hàng.
Thời gian gần đây, sau khi có thông tin học sinh mầm non, phổ thông trên cả nước sẽ được miễn học phí, đã xuất hiện hiện tượng các đối tượng xấu giả mạo giáo viên, nhân viên nhà trường thông báo tới phụ huynh học sinh về việc hoàn trả tiền học phí. Các đối tượng này sẽ hướng dẫn phụ huynh làm theo các bước và sau đó hack (truy cập bất hợp pháp) tài khoản ngân hàng của phụ huynh nhằm chiếm đoạt tiền.
Trong bối cảnh công nghệ blockchain và tiền số phát triển, các đối tượng lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân về lĩnh vực này để hoạt động với nhiều thủ đoạn ngày càng tinh vi. Tội phạm đã tạo ra tiền ảo không có giá trị thực, đánh vào tâm lý muốn nhận lợi nhuận cao, khiến nhiều nhà đầu tư mất trắng số vốn bỏ ra.
Nhiều chương trình khuyến mại, giảm giá nhất là vào dịp cuối năm, đã tạo cơ hội cho doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa, người tiêu dùng tiếp cận sản phẩm giá rẻ, tuy nhiên, không ít doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh đã lợi dụng cơ hội này để tiêu thụ hàng hàng kém chất lượng. Thực tế này đòi hỏi lực lượng chức năng cần làm tốt công tác giám sát, quản lý chặt chẽ hoạt động khuyến mại, nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Thời gian vừa qua, trên cả nước xảy ra nhiều vụ lừa đảo qua việc đưa người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (xuất khẩu lao động). Dù các phương tiện thông tin đại chúng đã không ít lần cảnh báo về các thủ đoạn này nhưng nhiều người vì chủ quan, không tìm hiểu thông tin đã sập bẫy kẻ xấu...
Lợi dụng việc đặt hàng qua mạng, đối tượng đã giả mạo nhân viên giao hàng gọi điện cho khách hàng thông báo có đơn đặt hàng từ các sàn thương mại điện tử, yêu cầu khách hàng chuyển tiền thanh toán đơn hàng qua tài khoản rồi chiếm đoạt. Thủ đoạn này đang có chiều hướng gia tăng, gây bức xúc dư luận.
Cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có bài kêu gọi người dân cảnh giác trước những luận điệu “miệt thị", "kích động gây chia rẽ vùng miền” trên nền tảng mạng xã hội. Đây được cho là những bài viết có nội dung “bất mãn”, “hạ thấp kết quả” nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế trong việc phấn đấu đưa địa phương này trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Trong lúc chính quyền, các cơ quan chức năng và người dân đang chung sức, đồng lòng, gồng mình ứng phó, khắc phục hậu quả, nhằm giảm thiểu thiệt hại do bão, lũ gây ra, thì một số đối tượng lại đưa thông tin thất thiệt về lũ lụt, gây hoang mang cho người dân, thậm chí có hành vi kêu gọi quyên góp, ủng hộ để trục lợi.
Ngày 29/8, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã chính thức khuyến cáo người dân, doanh nghiệp nâng cao cảnh giác, tránh bị lợi dụng và lừa đảo từ một số hành vi mạo danh cán bộ của Cục yêu cầu mua sách, đổi tem đăng kiểm,…
Công an huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk vừa điều tra, khám phá nhanh vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội và bắt giữ khẩn cấp đối tượng lừa đảo để tiếp tục điều tra mở rộng.
Thời gian gần đây, nhiều người dân bị các đối tượng giả danh cơ quan Công an gọi điện hướng dẫn cài đặt phần mềm Dịch vụ công “giả mạo” để chiếm đoạt tài sản.
Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an thành phố Hà Nội vừa tiếp nhận đơn trình báo của 1 bị hại về việc bị chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng khi tham gia đầu tư tiền ảo dạng Bitcoin.
Từ đầu năm đến nay, tình trạng lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng, diễn biến phức tạp với nhiều chiêu trò tinh vi. Dù các cơ quan chức năng liên tục cảnh báo, hướng dẫn cách nhận diện và phòng tránh các thủ đoạn, phương thức lừa đảo phổ biến, nhưng không ít người dân vẫn bị mắc lừa.
Việc phân biệt an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống chủ yếu là để các nhà quản lý, các nhà quản trị lĩnh vực an ninh tìm ra phương thức đấu tranh hiệu quả nhất, bảo đảm an ninh quốc gia và an ninh con người, phục vụ người dân nước mình.
Ngày 16/1, Công an tỉnh Thanh Hóa khuyến cáo tới người dân về hành vi giả danh Công an gọi điện thoại đe dọa, lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản của công dân.
Ngày 16/1, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai đã có thông báo về việc xác minh, xử lý thông tin việc giả mạo văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
Có thể nói, càng vào thời điểm cuối năm và dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu chi tiêu và mua sắm của người dân càng tăng cao. Lợi dụng điều này, các đối tượng lừa đảo cũng thực hiện nhiều chiêu trò, thủ đoạn tinh vi để chiếm đoạt tiền của người dân.
Với sự tiện lợi của điện thoại thông minh, người tiêu dùng bây giờ có thể mua bất cứ mặt hàng gì ở trên mạng. Lợi dụng điều này, các “quầy thuốc” online nở rộ, bán đủ thứ thuốc điều trị. Nhiều người vì tin những lời quảng cáo hoa mỹ và sự thuận tiện đã rơi vào cảnh “tiền mất, tật mang”, thậm chí trở thành nạn nhân của các đối tượng lừa đảo.
Các đối tượng xấu đã thực hiện dán mã QR giả mạo tại mặt ngoài một số quầy thanh toán viện phí của Bệnh viện Nhi Trung ương để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.