Vụ việc một du khách trèo lên ngai vua triều Nguyễn tại điện Thái Hòa (Đại Nội Huế) đang gây bức xúc trong dư luận. Hành vi này không chỉ thể hiện sự thiếu ý thức mà còn phản ánh một thực trạng đáng lo ngại hơn: tính thiêng của di sản đang bị xem nhẹ trong chính không gian từng được gìn giữ như chốn tôn nghiêm.
Vụ việc phá hoại Bảo vật quốc gia Ngai vàng triều Nguyễn một lần nữa lại gióng lên hồi chuông báo động về bảo tồn, bảo vệ di sản, nhất là trong bối cảnh nhiều di sản, bảo vật quốc gia liên tục bị phá hoại, hư hại do những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Đã đến lúc không thể cứ thụ động trong việc bảo vệ di sản như thế này.
Hiện tại, thành phố Huế có 8 Bảo vật quốc gia thời Nguyễn, trong đó, Ngai vàng triều Nguyễn tại Điện Thái Hòa đã có tuổi đời hơn 200 năm, và là chiếc ngai cuối cùng còn được giữ lại nguyên vẹn cho đến ngày nay.
Việc xác lập chế độ bảo vệ đặc biệt tương ứng với nhóm bảo vật là yêu cầu cấp thiết, đòi hỏi sự vào cuộc tích cực của các cơ quan quản lý nhà nước, ngành văn hóa và toàn xã hội.
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 4623/VPCP-KGVX (ngày 25/5/2025) truyền đạt chỉ đạo của Phó Thủ tướng Mai Văn Chính liên quan đến thông tin phản ánh về bảo vật quốc gia "Ngai vua triều Nguyễn".
Ngày 25/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Huế cho biết: đang tạm giữ hình sự đối tượng Hồ Văn Phương Tâm, sinh ngày 10/02/1983, trú tại thành phố Hồ Chí Minh để điều tra làm rõ hành vi “Cố ý làm hư hỏng tài sản” xảy ra tại Điện Thái Hòa - Đại Nội Huế.
Ngày 24/5, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn bản gửi Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố Đô Huế đề nghị Tăng cường công tác bảo vệ, bảo quản, phát huy giá trị của bảo vật quốc gia sau khi Ngai vàng Điện Thái Hòa (thành phố Huế) bị xâm hại.
Nguồn tin của phóng viên báo Nhân Dân cho biết, Cục Di sản văn hóa vừa có công văn số 566 /DSVH-DT yêu cầu xử lý vụ bảo vật quốc gia Ngai vua triều Nguyễn tại Di tích Cố đô Huế bị xâm hại.
Ngày 25/5, Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Huế đã thông tin chính thức về sự việc một người đàn ông ngồi lên ngai vua triều Nguyễn và có những hành động lạ, phá hỏng bảo vật quốc gia này.
Vào 12 giờ ngày 23/5, xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - Bảo vật Quốc gia của Ấn Độ đã được tôn trí tại chùa Phúc Sơn, xã Cao Xá, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang để Phật tử và nhân dân chiêm bái.
"Dù ai buôn bán đâu đâu/ Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về/ Dù ai buôn bán trăm nghề/ Tháng Tư ngày Tám nhớ về hội Dâu". Theo câu ca xưa, người dân địa phương và du khách thập phương lại náo nức hướng về chùa Dâu (phường Thanh Khương, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) để hòa mình vào không gian lễ hội với những phong tục độc đáo, gắn liền với tín ngưỡng của người Bắc Ninh - Kinh Bắc xưa.
Bản đồ Quyết tâm Chiến dịch Hồ Chí Minh được thực hiện từ ngày 15 đến 21/4/1975 tại Sở chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh, đóng tại Lộc Ninh, Tây Ninh. Tấm bản đồ đã được công nhận Bảo vật quốc gia vào tháng 1/2015 và đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
Xe tăng T59 số hiệu 390 và xe tăng T54B số hiệu 843 là hai chiếc xe đã húc đổ cánh cổng của Dinh Độc Lập vào trưa ngày 30/4/1975. Đây là hai hiện vật có ý nghĩa lịch sử đặc biệt, gắn liền với Chiến dịch Hồ Chí Minh trong Đại thắng mùa Xuân 1975, cùng được công nhận Bảo vật quốc gia năm 2012.
Tối 13/4, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền Đô, tỉnh Bắc Ninh tổ chức Lễ kỷ niệm 1015 năm Ngày Đức vua Lý Thái Tổ đăng quang và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Đình Đình Bảng, di tích Quốc gia Nhà lưu niệm đồng chí Lê Quang Đạo, bảo vật Quốc gia ấn vàng “Hoàng đế chi bảo”. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại buổi lễ.
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa có công văn 1445 /BVHTTDL-DSVH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc rà soát, điều chỉnh và thực hiện xác định đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp có di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới; di tích quốc gia đặc biệt,…
Dự án “Yêu lắm Việt Nam” do Báo Nhân Dân phối hợp các đối tác công nghệ triển khai lắp đặt bảng gắn chip NFC (Near-Field Communications - công nghệ kết nối không dây) tại 3 địa danh lịch sử, văn hóa, du lịch nổi tiếng của tỉnh Bắc Ninh đã chính thức đi vào hoạt động.
Tối 10/3, tại chùa Vĩnh Nghiêm, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang đã khai mạc Lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm năm 2025 và công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận bộ tượng Tam Tổ Trúc Lâm trong chùa là bảo vật quốc gia.
Cứ vào dịp đầu năm, đông đảo người dân thành phố Cảng và du khách thập phương lại tưng bừng đón dự Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân - người liệt nữ đã có công khai khẩn lập nên vùng đất An Biên trang năm xưa (thành phố Hải Phòng ngày nay).
Ngày 19/1, tại Hà Nội, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận ba chiếc xe ô-tô phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh niên đại 1954-1969 là bảo vật quốc gia.
Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg công nhận 33 bảo vật quốc gia (đợt 13, năm 2024).
Bộ kim phẩm gồm 16 hiện vật bằng vàng được chế tác từ thời Nguyễn đầu thế kỷ 20 được cung tiến Thánh mẫu Lê Chân tại Đền Nghè, thành phố Hải Phòng vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia.
Sáng 21/11, tại Bảo tàng tỉnh Bình Định, Sở Văn hóa và Thể thao đã tổ chức Lễ công bố Quyết định công nhận 2 bảo vật quốc gia (tượng sư tử đá thành Đồ Bàn, niên đại cuối thế kỷ XI-đầu thế kỷ XII) và giới thiệu 13 bảo vật quốc gia của tỉnh. Đây là dịp để giới thiệu, tôn vinh những di sản văn hóa vật thể với giá trị bền vững và sức sống mãnh liệt.
Lấy cảm hứng từ 9 bảo vật quốc gia đang được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, bộ sưu tập lụa "Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản" mang đến dấu ấn đặc biệt trong ngành thời trang khi kết hợp những tinh hoa nghệ thuật vào các sáng tác đương đại.
Sáng 1/11, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính thức mở cửa đón, phục vụ khách tham quan. Trong ngày đầu tiên mở cửa, bảo tàng thu hút sự quan tâm của hàng nghìn du khách, đặc biệt là các đoàn học sinh, sinh viên đến tham quan, tìm hiểu lịch sử.
Tối 23/10, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn bản do Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa Phạm Định Phong ký, đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ chỉ đạo cơ quan chức năng phối hợp với chính quyền địa phương khẩn trương kiểm tra thực tế tại di tích, có ngay biện pháp bảo vệ bảo vật quốc gia Bàn thờ Phật bằng đá tại chùa Phổ Quang sau vụ cháy sáng 23/10.
Khoảng 10 giờ ngày 23/10, Chùa Phổ Quang, xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ bị cháy khiến nhiều hiện vật, di vật cổ bị thiêu rụi không khắc phục được.
Di chỉ khảo cổ học Thác Hai được Bảo tàng Đắk Lắk phối hợp Bảo tàng Lịch sử Quốc gia khai quật trong các năm 2021 và 2022, đã thu được nhiều di vật, hiện vật quý, độc đáo lần đầu được phát hiện trong khu vực Tây Nguyên. Trong đó có bộ “Sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” đã được công nhận là Bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam được Bộ Quốc phòng đầu tư xây dựng mới trên diện tích 386.600m2 tại địa bàn 2 phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) từ năm 2019. Bảo tàng hiện đang lưu giữ hơn 150.000 hiện vật, trong đó có 4 bảo vật quốc gia và nhiều hiện vật quý.