Lễ dâng hương tưởng nhớ công lao của Hoàng tử Lang Liêu, người được ghi nhớ trong lịch sử và truyền thuyết dân gian là người đã sáng tạo ra bánh chưng, bánh giầy-hai biểu tượng về văn hóa ẩm thực đặc sắc của dân tộc sẽ diễn ra trong hai ngày 6 và 7/5 (mồng 9 và 10 tháng Tư âm lịch) tại Khu di tích lịch sử văn hóa đền thờ Hoàng tử Lang Liêu, phường Dữu Lâu, thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ).
Năm 2025 là năm đầu, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh triển khai chọn một số khu dân cư để tổ chức ngày hội "Xuân đoàn kết-Tết nghĩa tình". Vừa qua, tại các khu phố, những hoạt động như: trang trí góc phố mừng Xuân, hội hoa xuân và các hoạt động văn hóa, văn nghệ,…đã mang lại niềm vui chung cho người dân trên khắp thành phố, báo hiệu một mùa xuân an lành, hạnh phúc.
Bánh chưng, bánh giầy là những vật phẩm quý để dâng cúng Tổ tiên, trở thành biểu tượng của các giá trị văn hóa dân tộc, có vị trí đặc biệt trong tâm thức cộng đồng người Việt. Hội thi gói bánh chưng, giã bánh giầy tại Lễ hội mùa xuân Côn Sơn-Kiếp Bạc nhằm chọn ra những chiếc bánh ngon nhất, đẹp nhất để dâng lên Đức Thánh Trần, Đức Nguyễn Trãi, bánh chay được dâng lên Đức Phật ở chùa Côn Sơn và làm vật phẩm để tế trời đất trên núi Ngũ Nhạc, thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với các bậc Thánh nhân, các Đức Phật Tổ, Tam Tổ Trúc Lâm.
Những ngày cuối cùng năm cũ, nhiều gia đình ở Hà Nội vẫn giữ truyền thống gói bánh chưng đón Tết. Trên nhiều con phố, ngõ nhỏ, hình ảnh người lớn, trẻ nhỏ quây quần bên bếp lửa, thức xuyên đêm chờ bánh chín.
Đã thành thông lệ, những ngày cận kề Tết Nguyên đán, cán bộ, chiến sĩ Đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) lại quây quần bên nhau gói bánh chưng đón Tết ngay tại đơn vị. Ngày 24/1, Đoàn cơ sở Lữ đoàn 144 cùng các đơn vị kết nghĩa tại Hà Nội đã phối hợp tổ chức Hội thi "Gói bánh chưng xanh" Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Sáng 18/1, nhằm chào đón Tết Ất Tỵ 2025, The Cliff Resort and Residences (thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) tổ chức Lễ hội Bánh chưng lần thứ 12 cho du khách trong nước và quốc tế đang lưu trú tại nhiều khách sạn trên địa bàn thành phố Phan Thiết đến tham dự.
Chiều 17/1, tại Công viên Biển Đông (Đà Nẵng), người dân và du khách hào hứng check in, trải nghiệm “Hương Tết xưa - Sắc Xuân nay” do Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng tổ chức.
Ngày 12/1, tại xã Ea Bung, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Đắk Ruê chủ trì phối hợp với Đồn Biên phòng Yok M’Bre và cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” năm 2025.
Bánh chưng xanh Lương Huế, thị trấn Ðạ Tẻh, huyện Ðạ Huoai, tỉnh Lâm Ðồng được làm từ hạt nếp quýt Ðạ Tẻh dẻo thơm, đã trở thành thương hiệu uy tín và đạt chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Ðể đạt được kết quả này, cơ sở sản xuất đã chuẩn hóa quy trình sản xuất, ứng dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Chương trình "Trao lộc, chia sẻ yêu thương Xuân 2025" của Trường trung học cơ sở Thực hành sư phạm Lý Tự Trọng, tỉnh Kon Tum có những sản phẩm đậm chất truyền thống và mang ý nghĩa sâu sắc như: phong bao lì xì đẹp, mang lời chúc tốt lành; bánh chưng xanh, gói gọn tình Xuân và âm hưởng Tết cổ truyền.
“Những tháng vừa qua, đất nước chúng ta phải đối mặt với nhiều khó khăn, thiên tai bão lũ. Trong nghịch cảnh ấy, chúng tôi càng cảm nhận sâu sắc sức mạnh của tinh thần đoàn kết dân tộc. Điều này khơi dậy trong chúng tôi ý tưởng tạo ra một sản phẩm chứa đựng đầy đủ hương vị bánh chưng ba miền, để kể câu chuyện giao thoa văn hóa, kết nối tình thân”. Đó là chia sẻ của Nguyễn Thu Hoài, đại diện công ty Nương Bắc khi nói về ý tưởng thực hiện một sản phẩm mang tính "Quốc thực" cho mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Với sự đam mê sáng tạo, nhiều năm qua, cô gái Phạm Thùy Thanh Thảo, ngụ quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ đã thổi hồn vào đất sét, cho ra đời hàng trăm mô hình tí hon.
Chiều 13/9, thông tin từ Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam cho biết, Ủy ban nhân dân tỉnh đã quyết định trích 22 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh để hỗ trợ các tỉnh, thành phố phía bắc khắc phục thiệt hại do ảnh hưởng bão số 3 gây ra.
Hoạt động "Thực hành truyền dạy gói bánh chưng, bánh giầy" nhằm trao truyền, bảo tồn và phát huy phong tục truyền thống tốt đẹp của dân tộc; đồng thời, thể hiện lòng thành kính tri ân của người dân Vĩnh Long đối với công lao dựng nước và giữ nước của các Vua Hùng.
Tết Nguyên đán với những truyền thống, phong tục độc đáo là một phần quan trọng, phản ánh các khía cạnh đa dạng của nền văn hóa Việt Nam. Theo TTXVN, nhà nghiên cứu chính trị và lịch sử Việt Nam người Anh, ông Kyril Whittaker nhận định như vậy về Tết ở Việt Nam.
Về làng Đầm thôn Bích Trì, xã Liêm Tuyền, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam những ngày giáp Tết, chúng tôi cảm nhận hương vị Tết đặc trưng từ những nồi bánh chưng đang đỏ lửa, từ sự tất bật, khẩn trương của những người thợ trong làng đang tập trung hoàn thiện các công đoạn để cho ra những chiếc bánh chưng thơm ngon, trọn vị cung cấp cho khách hàng trong và ngoài tỉnh.
Đã thành thông lệ, vào dịp giáp Tết Nguyên đán hằng năm, cán bộ, chiến sĩ Hải đội biên phòng 2, thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Thái Bình lại ra khơi, hướng về Tổ hợp giàn khoan mỏ khí Thái Bình nằm trên thềm lục địa Biển Đông để tuần tra, kết hợp đưa nhu yếu phẩm cho anh em nhà giàn đón Xuân mới.
Từ ngày 31/1 đến ngày 2/2, tại Di tích lịch sử Đình Các, thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải (Hoa Lư, Ninh Bình), Ban Quản lý Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động tổ chức chương trình "Bánh chưng xanh - Tết vui đoàn viên" nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Ngày 28/1, Chi hội Sinh viên Việt Nam tại Paris (UEVP) và Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp phối hợp tổ chức “Ngày hội Bánh Chưng” với sự tham gia hơn 150 thanh niên, sinh viên Việt Nam đang sinh sống và học tập trên địa bàn, cũng như đông đảo bạn bè quốc tế.
Ngày 27/4 (mùng 8/3 năm Quý Mão) tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, Ban Tổ chức Giỗ tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch Đất Tổ năm 2023 tổ chức Hội thi gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy.
Nức tiếng gần xa từ hàng trăm năm nay, các hộ dân chuyên làm bánh chưng khu vực cầu Báng, xã Tân Bình, thành phố Thái Bình (tỉnh Thái Bình) những ngày Tết đến, Xuân về luôn hối hả, tất bật bởi đây là thời điểm làm bánh chính vụ, đáp ứng nhu cầu thưởng thức của người dân.
Đã sinh sống ở Thái Lan từ hơn 10 năm qua, hằng năm chị Vinh (quê ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh), vẫn cần mẫn duy trì phong tục đón Tết cổ truyền Việt Nam trong gia đình.