

Chúng tôi xin thông báo để các cơ quan, đoàn thể, đơn vị, trường học và bạn đọc đặt mua các ấn phẩm Báo Nhân Dân theo thông tin sau:
Đường dây nóng: (84) 24 393 82413
Xin trân trọng cảm ơn!
#băng tan
Có 26 kết quả
Mực nước biển ở Trung Quốc đã đạt mức cao kỷ lục vào năm ngoái, nguyên nhân là do nhiệt độ nước biển tăng và sự tan chảy của các sông băng và các chỏm băng ở vùng cực.
Khoảng 3.500 tỷ tấn băng ở dải băng Greenland tan chảy trong thập kỷ qua đã khiến mực nước biển toàn cầu tăng thêm ít nhất 1cm, cũng như làm gia tăng nguy cơ lũ lụt trên toàn thế giới.
Khi sự nóng lên toàn cầu đang làm tan chảy các sông băng và tảng băng, các nhà khoa học đang cố gắng chạy đua với thời gian để thu thập các lõi băng, bổ sung vào hồ sơ nghiên cứu về các chu kỳ khí hậu. Một số nhà khoa học đã phải thốt lên rằng họ sắp hết thời gian. Và, trong một số trường hợp, thì hành động này đã quá muộn.
Trong khi thám hiểm Bắc Cực, các nhà khoa học đã đặt chân lên một hòn đảo nhỏ ngoài khơi Greenland, nơi điểm cực bắc của trái đất, khi lớp băng trên bề mặt bị chuyển dịch.
Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), ngày 19-5, cho biết, một tảng băng khổng lồ lớn hơn cả đảo Majorca của Tây Ban Nha đã tách khỏi rìa đông lạnh của Nam Cực vào Biển Weddell, trở thành tảng băng trôi lớn nhất trên thế giới.
Một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng, sự tan chảy ồ ạt của các sông băng do hiện tượng nóng lên toàn cầu đã làm nghiêng trục quay của Trái đất kể từ những năm 1990. Các nhà khoa học cho biết, điều này chứng tỏ tác động sâu sắc của con người lên hành tinh.
Các nhà khoa học Anh cho biết, hơn 1/3 tảng băng nổi xung quanh Nam Cực có nguy cơ tan chảy và giải phóng "lượng nước không thể tưởng tượng" ra biển nếu nhiệt độ toàn cầu tăng lên tới 4 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp.
Các nhà khoa học ở miền bắc nước Nga đã phát hiện một quần thể hải mã khổng lồ trên bờ biển Kara, nơi môi trường sống của chúng đang bị đe dọa do băng tan và do hoạt động của con người.
Xác của một con gấu hang động từ thời Kỷ băng hà khoảng 39.500 năm trước đã được tìm thấy ở Bắc Cực thuộc địa phận của Nga. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học thấy xác một con gấu thời tiền sử mà các mô mềm vẫn còn nguyên vẹn.
Một nhóm các nhà khoa học Anh phát hiện ra một khối băng nặng 28 nghìn tỷ tấn đã biến mất khỏi bề mặt Trái đất kể từ năm 1994.
Greenland đã mất 532 tỷ tấn băng trong năm 2019, tức là mỗi phút trôi qua lại có một triệu tấn băng “bay hơi” khỏi đảo băng này. Đây là mức băng tan cao kỷ lục tại Greenland kể từ khi dữ liệu vệ tinh về đảo băng này được thu thập từ năm 2003.
Giáo sư, Tiến sĩ Konrad Steffen, một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về biến đổi khí hậu, đã qua đời ở tuổi 68 trong một vụ tai nạn do băng tan ở hòn đảo Greenland, Bắc Cực.
Hình ảnh vệ tinh mới của NASA cho thấy, trên đảo Ellesmere băng giá của Canada, nằm sát rìa phía tây bắc của Greenland nơi Bắc Cực, hai chỏm băng khổng lồ một thời đã hoàn toàn biến mất.